【cúp nations league】Nửa đầu năm thị trường ổn định, không xảy ra vụ việc nổi cộm về buôn lậu
Kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu,ửađầunămthịtrườngổnđịnhkhôngxảyravụviệcnổicộmvềbuônlậcúp nations league hàng giả Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội: Quyết tâm không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, hàng giả |
Nửa đầu năm 2022, theo chức năng, nhiệm vụ, lực lượng Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh và tăng cường phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng ngăn chặn hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngay từ tuyến biên giới, trên đường biển, đường bộ, hàng không, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả, trật tự thị trường cơ bản được đảm bảo, không xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hàng lậu, hàng giả tăng về số vụ và giá trị tịch thu
Báo cáo kết quả, tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, nửa đầu năm dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, số vụ việc vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay, thuốc phòng, chữa bệnh, test nhanh Covid-19... giảm mạnh. Tuy nhiên, nhóm hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp, an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng về cả số vụ và trị giá hàng hóa tịch thu. Nhóm mặt hàng vi phạm chủ yếu do lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý là thuốc lá điếu, thực phẩm (đường cát), mỹ phẩm, phân bón, đồ may mặc, đồ chơi trẻ em…
Đáng chú ý, thời tiết chuyển mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng đường, thuốc lá, bia, nước giải khát tăng cao. Tại khu vực các tỉnh biên giới giáp Campuchia, tuyến đường thẩm lậu hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tình hình vi phạm hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ gia tăng. Điển hình như, Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh thu giữ gần 10 tấn đường cát nhập lậu, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị thu giữ trên 30 tấn đường cát nhập lậu, hàng nghìn sản phẩm thuốc lá điếu nhập lậu, bia các loại... Đồng thời, việc trở lại hoạt động bình thường các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống kéo theo các vi phạm liên quan đến sử dụng nguyên liệu (thực phẩm) như mỡ, nội tạng và sản phẩm động vật khác không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm để chế biến thức ăn diễn biến phức tạp.
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng đường kính nhập lậu |
Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2022, ở thị trường trong nước, giá xăng dầu, thép liên tục được điều chỉnh tăng theo giá thị trường thế giới. Cùng thời điểm này công suất lọc dầu của nhà máy Nghi Sơn bị cắt giảm dẫn đến tình trạng không đảm bảo nguồn cung xăng dầu tại một số địa phương, đặc biệt trên địa bàn các tỉnh miền Nam vào một số thời điểm, dẫn đến tình trạng vi phạm trong kinh doanh xăng dầu gia tăng.
Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường đã tổ chức Đoàn Thanh tra chuyên ngành đối với 33 đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu trên cả nước và Đoàn Thanh tra doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo Quyết định của Bộ Công Thương. Kết quả kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thực hiện giám sát toàn bộ các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc (trên 16.800 cửa hàng) và thực kiểm tra trên 1.000 vụ, xử lý gần 190 vụ vi phạm, số tiền xử phạt hành chính trên 5,9 tỷ đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là niêm yết giá bán xăng dầu không đúng giá do thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối quy định, không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, tạm ngừng bán hàng khi không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền...
Liên quan đến lĩnh vực này, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, từ đầu năm đến nay, trước tình hình giá xăng dầu biến động, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã ra quân kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu. 6 tháng qua, lực lượng thường xuyên túc trực, kiểm tra, kiểm soát gần 17.000 cây xăng trên cả nước, đặc biệt là vào những thời điểm chuẩn bị điều hành giá xăng dầu. Nhờ công tác kiểm tra, kiểm soát sâu sát, gắt gao, hiện tượng gian lận thương mại tại các cây xăng ngày càng giảm. "Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng găm hàng, bán hàng không đúng giá... lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra về chất lượng xăng dầu” - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Đối với công tác phối hợp trong kiểm tra, xử lý vi phạm, báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường nêu rõ, với vai trò là thường trực hoặc thành viên của Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh, lực lượng Quản lý thị trường đã tham mưu, đề xuất với UBND, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Những vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường đã được Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm như các vụ việc gian lận trong kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, thực phẩm chức năng, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
6 tháng cuối năm, tập trung kiểm tra địa bàn trọng tâm, mặt hàng trọng điểm
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện việc lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đẩy lùi hành vi vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua đã tạo sức lan tỏa, giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng tự giác, chấp hành thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm, chủ động tham gia tố giác các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, tại Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, các đơn vị thực hiện tốt việc chủ động cung cấp thông tin trên báo, đài truyền hình địa phương về tình hình và kết quả chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ; Phối hợp tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về xử lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả...
Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, tạm giữ kit test nhanh Covid-19, thuốc tân dược, sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn, chứng từ |
Với những nỗ lực, cố gắng của toàn lực lượng, từ ngày 15/12/2021 đến 14/6/2022, lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý gần 20.500 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính trên 129 tỷ đồng. Ngoài ra, theo số liệu được cập nhật trên Hệ thống kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính INS, 6 tháng đầu năm 2022, Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra tra 29.442 vụ, xử lý 13.125 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 85,9 tỷ đồng.
Các vụ việc điển hình như, cuối tháng 4/2022, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa và Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá các kho hàng và thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm, trong đó phần lớn phần lớn là hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.
Hay như tại Hà Nội, lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, tạm giữ 112 thùng carton với gần 60.000 kit test nhanh Covid-19, 3.000 sản phẩm thuốc tân dược và gần 200.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn, chứng từ trị giá trên 10 tỷ đồng; phát hiện, thu giữ gần 2.000 hộp "Cafe Hoàng Gia" giảm cân có thành phần gây ngộ độc; kiểm tra và thu giữ 28.575 hộp thực phẩm bổ sung viên sủi Vitamin BEEROCAC+ có dấu hiệu xâm phạm quyền của nhãn hiệu Bayer Consumer Care AG...
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp, kiểm tra, phát hiện kho chứa trữ trên 300.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm; phát hiện, tạm giữ 529 cái điện thoại di động Iphone đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa khi đang được vận chuyển trên toa thuộc Đoàn tàu SE4 tại Ga Sài Gòn.
Từ những kết quả nổi bật trên, báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá, 6 tháng đầu năm, theo chức năng, nhiệm vụ, lực lượng Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh và tăng cường phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng ngăn chặn hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngay từ tuyến biên giới, trên đường biển, đường bộ, hàng không, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả, trật tự thị trường cơ bản được đảm bảo, không xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhận định, 6 tháng cuối năm 2022, sẽ là khoảng thời gian “nóng” trên mặt trận chống hàng giả, hàng nhái, bởi, mặc dù dịch Covid-19 được kiểm soát nhưng vấn nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trên thương mại điện tử đã trở lại và diễn biến phức tạp. Chưa kể hàng hàng hóa quá “date”, hàng giả, hàng tồn trong quá trình dịch bệnh Covid-19 chưa có cơ hội tiêu thụ thì nay là thời điểm thích hợp. “Bằng chứng cụ thể là trong 3 tháng gần đây, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, phát hiện rất nhiều vụ việc gian lận thương mại”, Tổng Cục trưởng dẫn chứng và khẳng định, trong 6 tháng cuối năm, chắc chắn tình hình vi phạm sẽ còn tiếp diễn “nóng” hơn.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính như xăng dầu, phân bón... Sau đó là vấn đề liên quan đến hàng giả, an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu; hàng giả, hàng nhái trong dịp khai giảng, liên quan đến đồ dùng học sinh; sau đó chuẩn bị đến Tết Dương lịch và Tết Âm lịch… Các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, trên mạng xã hội...
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 314 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Nguyễn Thị Thật giành HCV cho xe đạp Việt Nam
- ·Phát huy hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới
- ·Sản xuất gạch “tắc” đầu ra
- ·Xử phạt 60 triệu, buộc đóng cửa nếu phát hiện Thẩm mỹ Minh Hằng sai phạm
- ·Khánh thành cụm bia Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn
- ·Thi đua sản xuất, xây dựng quê hương
- ·Giám đốc kỹ thuật người Đức ưu tiên cho U19 Việt Nam
- ·Xem xét, ban hành quy định về quản lý xe ôm công nghệ
- ·Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đạt 52% kế hoạch
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hải Dương năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Nhiều vướng mắc trong hoạt động chế xuất được giải quyết
- ·Queen farm và mô hình trồng sầu riêng ứng dụng công nghệ cao
- ·Lối đi riêng trong xây dựng nông thôn mới
- ·Vụ dòi ‘lúc nhúc’ trong thùng sữa: TH True Milk lên tiếng
- ·VPI dự báo giá xăng dầu giảm trong kỳ điều hành 13
- ·FIFA ca ngợi Việt Nam
- ·TP Cần Thơ tập trung thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- ·Tìm thấy 'vũ khí' đặc biệt giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus corona chủng mới
- ·Điều tra xác minh tàu lạ gây tai nạn trên biển