会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định braga】Vang vọng lời hiệu triệu non sông!

【nhận định braga】Vang vọng lời hiệu triệu non sông

时间:2024-12-23 11:12:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:151次

“Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình,ọnglờihiệutriệunonsônhận định braga chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” - Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 75 năm vẫn vang vọng trong mỗi người dân Việt Nam. Từ lời hiệu triệu non sông đó, nhân dân ta muôn người như một, tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp.

Tranh cổ động tuyên truyền 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Nguồn: Cục Văn hóa cơ sở

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945. Sự kiện trọng đại này đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa, làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế lo sợ, tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong đó, Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Đế quốc Anh cũng ra sức ủng hộ ý đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương.

Trong khi đó, chính quyền non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Bên trong, ta phải giải quyết nạn “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc nội phản. Bên ngoài, giặc ngoại xâm liên tục tấn công. Với mưu đồ cướp nước ta một lần nữa, ngày 23-9-1945, với sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai, rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách đưa quân ra Bắc Bộ.

Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tìm mọi cách để cứu vãn hòa bình. Ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, giữ độc lập tự do cho Tổ quốc. Đơn cử là Hiệp định sơ bộ ký ngày 6-3-1946, sau đó là Tạm ước ký ngày 14-9-1946. Qua hoạt động ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ nhiều nước, các thành viên của Liên Hiệp Quốc, nêu rõ thiện chí hòa bình.

Nhưng, như Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Bất chấp thiện chí hòa bình của Việt Nam, từ ngày 15-12 đến ngày 18-12-1946, Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội... Tình thế đó buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không có lựa chọn khác hơn là chiến đấu, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.

Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương (Vạn Phúc, Hà Đông) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 3-12 đến ngày 19-12-1946. Ảnh: hanoimoi.com.vn

* *

*

Ngày 18-12 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc TP Hà Nội), đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19-12-1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp truyền mật lệnh đến các đơn vị lực lượng vũ trang về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Lúc 20 giờ, ngày 19-12-1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát vào buổi sáng ngày 20-12-1946 trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, nhưng bị phía Pháp khước từ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Người khẳng định rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Kết thúc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người khẳng định: “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.

Lời kêu gọi là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất, động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

* *

*

Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại Vạn Phúc, Hà Đông, năm 1946. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được bảo quản, lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2012 (tại Quyết định số 1426/QĐ-TTg, ngày 1-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ). Theo tài liệu của Cục Di sản Văn hóa, bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến có chất liệu bằng giấy, kích thước trang thứ nhất là 20,5x13,5cm, trang thứ hai là 20,5x13,6cm. Bản thảo được viết tay trên 2 trang giấy rời, giấy không có dòng kẻ, màu trắng ngà, mực màu nâu đen. Trên trang 1 có một số dòng sửa, xóa chữ, viết chèn... Trên trang 2 có bổ sung một số chữ: “thực dân”, “thống nhất”, “Hà Nội ngày 19-12-1946”, “Hồ Chí Minh” bằng mực màu xanh nhạt.

Theo Cục Di sản Văn hóa, bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến có giá trị đặc biệt, liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước, gắn bó với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến không chỉ có ý nghĩa về  lịch sử, mà còn mang tính nhân văn, có giá trị về ngôn ngữ tiếng Việt. Với hai trang viết giản dị, dễ hiểu, tinh tế, nhưng hào hùng, hừng hực khí thế, lời kêu gọi đã diễn tả được những tư tưởng, ý chí, tình cảm của cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, mang tính khái quát, chứa đựng những quan điểm cơ bản về tư tưởng, đường lối chiến tranh nhân dân, khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc nhất định thắng lợi, là mệnh lệnh tiến công cách mạng, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, tạo khí thế để nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu với mọi vũ khí sẵn có, với một ý chí quyết đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam.

* *

*

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta đã đoàn kết, một lòng chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

75 năm trôi qua, tinh thần Toàn quốc kháng chiến và Lời kêu gọi như lời hiệu triệu non sông của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng. Đó là lời hồn thiêng sông núi, là trang sử vẻ vang và đầy tự hào của thời đại Hồ Chí Minh.

DUY KHÔI

Tài liệu tham khảo:

- “Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016)”, Ban Tuyên giáo Trung ương, 2016;

- Tài liệu về Bảo vật quốc gia “Bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Cục Di sản Văn hóa.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6/2016 (Lần 1)
  • ‘Giải mã’ nguyên nhân khiến tàu hỏa Bắc
  • Hơn 7,5 tỷ đồng thiệt hại do mưa lũ
  • US Communist Party delegation visits Việt Nam
  • Vụ Yên Bái: Thanh tra tham nhũng quãng lên quãng xuống
  • Coi thường tính mạng
  • Vườn hoa, ao cá
  • Đồng Xoài: Quyết tâm dứt điểm các vụ khiếu nại kéo dài
推荐内容
  • Trường hợp cán bộ nhà nước được từ chối tiếp dân
  • Thủ tướng yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày
  • “Bẫy” ở khu dân cư
  • Trước một bước, trên một cấp!
  • Mẹ nguy kịch con thơ khát sữa
  • Lễ hội vía bà Thiên Hậu đảm bảo phòng dịch Covid