【tỷ số bóng đâ】"Hãm" chi thường xuyên để giữ an toàn tài chính quốc gia
Siết kỷ luật chi tiêu
Thời gian gần đây, cùng với tổ chức tăng thu về ngân sách từ sản xuất kinh doanh và từ thu hồi nợ đọng..., Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triệt để tiết kiệm để có nguồn tăng lương và dự phòng ngân sách. Trong tổ chức thực hiện năm 2015, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện tạm giữ lại tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 của các đơn vị sử dụng ngân sách; điều hành quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng các cấp, tạm giữ lại 50% dự toán chi dự phòng để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn theo Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN và diễn biến giá dầu 9 tháng và dự kiến cả năm 2015, nhằm ứng phó với việc giảm thu ngân sách do giá dầu giảm, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng các nguồn kinh kinh phí tạm giữ lại nêu trên. Bộ Tài chính đã hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó: Cắt giảm 4.143 tỷ đồng kinh phí tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các bộ, cơ quan Trung ương và dự phòng NSTƯ để bù đắp hụt thu NSTƯ; yêu cầu các địa phương bị giảm thu cân đối ngân sách địa phương (trừ thu tiền sử dụng đất) chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại và các nguồn lực tài chính tại chỗ để xử lý số giảm thu; trường hợp còn thiếu, có báo cáo để NSTƯ ứng chi, đảm bảo yêu cầu chi các nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là chi tiền lương và các chế độ an sinh xã hội...
Công tác kiểm soát chi cũng được đặt lên hàng đầu. Ước tính năm 2015, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát chi 736,5 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, đã phát hiện gần 29 nghìn khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; thông qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã từ chối thanh toán 95 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán sai danh mục, dự án có quyết định đầu tư phê duyệt sau ngày 31-10-2014. Hệ thống KBNN đã kết nối với các ngân hàng thương mại để tăng cường hoạt động thu, chi qua ngân hàng; đồng thời, đã thí điểm tổ chức kiểm soát chi qua mạng điện tử nhằm cải cách cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần tăng cường quản lý thu, chi NSNN, cải cách thủ tục hành chính và công khai, minh bạch.
Cơ cấu lại chi thường xuyên
Trong một diễn biến gần đây, tại hội nghị trực tuyến cuối năm của ngành Tài chính với các địa phương, do có quá nhiều thứ cần phải chi, không chỉ các tỉnh hụt thu xin bù đắp mà một số tỉnh tăng thu vượt dự toán cũng muốn được giữ lại ngân sách một số khoản. Có tỉnh hụt thu do chính sách, nên đề nghị Trung ương hỗ trợ. Có tỉnh muốn giữ lại tiền thu từ cổ phần hóa để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển... Những kiến nghị này khiến Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dự hội nghị đã phải than rằng: "Tôi giật mình vì chi thường xuyên tăng nhanh quá, tăng cao hơn cả tăng thu nên ngân sách khó là đúng thôi. Phải cơ cấu lại khoản chi này".
Theo Phó Thủ tướng, thực trạng đáng lo ngại hiện nay là ngân sách chi lương quá lớn cho các đơn vị sự nghiệp. Tính đến cuối năm 2014, tỷ trọng chi lương cho đơn vị sự nghiệp chiếm gần 39% tổng chi lương toàn hệ thống, trong khi đó cơ quan hành chính từ Trung ương đến xã chưa đến 9%. Với hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công, theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đó là “quá nhiều, quá lớn” khiến mấy năm nay không tăng được lương, trong khi chất lượng và dịch vụ vẫn chưa tốt.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 , Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã kiên quyết quán triệt toàn Ngành trong năm tới sẽ tiếp tục tiết kiệm triệt để, đặc biệt chi thường xuyên. Bộ trưởng lưu ý, công tác đào tạo ở nước ngoài, hội nghị hội thảo, mua sắm xe công… phải cắt giảm để dành tiền tăng lương. Đồng thời, siết lại kỷ luật chi tiêu trước tình trạng nhiều tỉnh, thành còn buông lỏng để nợ đọng nhiều; chi tiêu vượt định mức, giới hạn. Bộ trưởng đề nghị lực lượng tài chính từ Trung ương đến địa phương phải gương mẫu, kiểm tra kiểm soát để quản lý đồng tiền hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Trong năm 2016, dự toán chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, tăng 126,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2015. Trong công tác điều hành, Bộ Tài chính tiếp tục triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát các lĩnh vực, nhiệm vụ chi để bố trí có trọng tâm, trọng điểm.
Khi cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn, ngành Tài chính đã chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; lồng ghép các chính sách, tiết kiệm triệt để ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện. Ngoài việc cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, đã thực hiện hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; từng bước thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công đối với một số chức danh, địa bàn phù hợp. Bộ Tài chính chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo.
Trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN hướng tới hiệu quả, bền vững. Trong đó, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trên cơ sở rà soát, sắp xếp và lồng ghép các chính sách an sinh xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thực chất, tiết kiệm và hiệu quả. Để giảm chi thường xuyên, cần thiết phải quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện cải cách tiền lương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi tiêu công, tăng đầu tư công. Trên cơ sở đó, phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống khoảng 58%, giảm 10% so với dự toán năm 2015 để tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển và chi trả nợ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tập đoàn Novaland trao tặng học bổng cho học viên, nghiên cứu sinh ĐH Quốc gia TP.HCM
- ·Trang trại gió nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới phá kỷ lục sản lượng điện
- ·Người dân TP.HCM mua xe máy điện được hỗ trợ vốn
- ·Rừng nhiệt đới thông minh đầu tiên trên thế giới
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bảo vệ không gian mạng là sứ mệnh của mọi người
- ·Chung cư, văn phòng tại Mỹ lo ế khách nếu thiếu trạm sạc xe điện
- ·Cuộc chạy đua hoàn thiện hạ tầng trạm sạc xe điện ở các nước Âu, Mỹ
- ·Nước ngầm nhiều nơi trên thế giới đang giảm nhanh
- ·Tăng cường các giải pháp để tiếp tục tăng nhanh, bền vững diện bao phủ BHXH, BHYT
- ·Không khí Hà Nội ô nhiễm đứng đầu thế giới: Chuyên gia nêu giải pháp
- ·Bóng chuyền nữ Vietinbank bảo vệ thành công ngôi vô địch Giải vô địch bóng chuyền U23 Quốc gia
- ·Chuyên gia nêu nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí nhất thế giới
- ·Tua bin gió bằng gỗ cao nhất thế giới đi vào hoạt động
- ·Xe tải điện năng lượng mặt trời leo lên ngọn núi lửa cao nhất thế giới
- ·Những chính sách kinh tế
- ·Không khí Hà Nội ô nhiễm đứng đầu thế giới: Chuyên gia nêu giải pháp
- ·Huy động 2,2 tỷ USD đầu tư trạm sạc trên cao tốc bằng cách nào?
- ·Lần đầu tiên tàu vận hành dịch vụ chạy điện sạc bằng tuabin gió
- ·Người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4
- ·Trang trại gió nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới phá kỷ lục sản lượng điện