【bxh c2 châu âu】Hòa bình Bán đảo Triều Tiên ngày càng mờ mịt
Quan hệ liên Triều ngày càng xấu thêm khi gần đây chịu nhiều tác động liên quan.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in,đảoTriềuTinngycngmờmịbxh c2 châu âu Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đều có mục đích chính trị riêng trong đàm phán hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Ảnh: BAE SO-YOUNG
Tờ The Korea Times nhận định, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump - ba nhà lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên - đang đứng trước những sự lựa chọn và tính toán có tác động rất lớn tới vị thế chính trị cá nhân trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cả 3 nhà lãnh đạo này đều vướng phải những khó khăn nhất định có thể ảnh hưởng đến con đường chính trị hiện tại cũng như tương lai.
Trước tiên phải nói đến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chính trị gia 67 tuổi này đang phải đối mặt với nhiều bất đồng trong việc quản lý các vấn đề nhà nước. Kết quả cuộc thăm dò của hãng Realmeter ngày 20-7 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Moon là 44,8% - mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Sở dĩ tỷ lệ ủng hộ của ông Moon giảm mạnh là do tiến trình hòa bình Bán đảo Triều Tiên mà ông theo đuổi suốt nhiều năm nay chưa thu được kết quả đáng kể nào. Gần đây, tiến trình này gần như bị đổ vỡ hoàn toàn khi cả Mỹ, Triều Tiên đều không còn mặn mà xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên liên quan. Mặt khác, các cáo buộc quấy rối tình dục liên quan đến các thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc cũng ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp chính của ông Moon. Nhiều khả năng Tổng thống Moon Jae-in sẽ kết thúc vị trí lãnh đạo đất nước xứ kim chi này vào tháng 5-2022 khi hết nhiệm kỳ tổng thống.
Trong khi đó, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng phải đối mặt với một trong những thách thức lớn liên quan đến phát triển kinh tế và ổn định đất nước. Sự bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ và đại dịch Covid-19 đã khiến cho tình hình kinh tế ở Bình Nhưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, kể từ đầu tháng 6 đến nay Triều Tiên đã đơn phương chấm dứt liên lạc với Hàn Quốc vì liên quan đến các vụ rải truyền đơn chống phá nước này tại khu vực biên giới. Các sự Sự kiện liên quan đến Nhà lãnh đạo Kim Jong-un không thể tìm thấy một bước đột phá lớn trong việc giải quyết các vấn đề, quyền lực của ông Kim có thể bị suy giảm.
Về phần Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiệm kỳ chèo lái con thuyền nước Mỹ. Phó Giáo sư nghiên cứu quốc tế Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha Womans đồng tình rằng, thách thức lớn nhất đối với ông Trump là sự trượt dốc trong cuộc đua song mã vào Nhà Trắng, với tỷ lệ cử tri ủng hộ thấp hơn đối thủ Joe Biden 12 điểm phần trăm. Từ đó làm dấy lên suy đoán rằng, đại diện của Đảng Cộng hòa có thể là vị Tổng thống thứ tư để thua trong nhiệm kỳ thứ hai sau các cựu Tổng thống Gerald Ford, Jimmy Carter và George H.W. Bush.
Trong một động thái liên quan, Bộ Ngoại giao Triều Tiên vừa tuyên bố nước này không có ý định ngồi mặt đối mặt với Mỹ để đối thoại, qua đó bác bỏ khả năng đàm phán với Washington một lần nữa. Cùng thời gian này, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định vũ khí hạt nhân giúp nước này ngăn chặn chiến tranh nổ ra, bảo đảm an toàn cho họ. Điều này đồng nghĩa với việc Triều Tiên đã công khai tuyên bố chấm dứt đàm phán hòa bình với Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân để đối phó Mỹ.
Ngược lại, phía Mỹ và Hàn Quốc vừa tuyên bố sẽ tập trận chung trong mùa hè này. Điều này rất nhạy cảm khi Triều Tiên liên tục phản đối và cho rằng đây là hành động nhằm chống phá nước này. Cho nên khoảng cách giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ ngày càng xa hơn.
Giới phân tích nhận định, mặc dù Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều có phong cách lãnh đạo riêng biệt, song không khó để nhận thấy, cả ba chính trị gia đều đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được những thành tựu đối ngoại nhất định. Dù vậy, mục tiêu đem lại hòa bình, ổn định và thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên vẫn là một bài toán khó mà cả ba nước cần sớm tìm câu trả lời.
HN tổng hợp
(责任编辑:La liga)
- ·Kết nối với các trục phát triển kinh tế để tăng tính khả thi dự án sân bay Quảng Trị
- ·5.000 lượt người sẽ tham gia hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động
- ·Phản ứng của Công chúa Charlotte khi mẹ được chào đón nồng nhiệt
- ·Bị kết án hai tháng tù vì cho chó ăn quá nhiều
- ·Sun Group triển khai nhiều ưu đãi, trải nghiệm mới tại các khu resort, khách sạn dịp Tết Nhâm Dần
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 335: Đám cưới được chị chồng tặng 10 cây vàng
- ·Danh tính tay súng ám sát hụt ông Trump
- ·12 số điện thoại đường dây nóng an toàn giao thông dịp 30/4
- ·Tập huấn công tác đấu thầu tại Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
- ·Hàng trăm 'nơm thủ' nườm nượp tham gia lễ hội bắt cá
- ·Khen thưởng nhà trường có sáng kiến vận động tặng thẻ BHYT cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- ·Khoảnh khắc ông Trump trúng đạn
- ·Tâm sự vợ sắp cưới hủy hôn sau khi xem túi đồ tôi lấy trong khách sạn 5 sao
- ·Chính sách miễn thị thực nhập cảnh, tổng thu trực tiếp tăng thêm gần 55 triệu USD
- ·Tạp chí Biển Việt Nam kỷ niệm 30 năm xây dựng trưởng thành
- ·Vì sao hành khách tàu Titan lo ngại về an toàn nhưng vẫn bước vào hành trình?
- ·Khánh Hòa đầu tư 9,4 triệu USD nâng cấp các hồ đập chứa nước
- ·Doanh nghiệp Canada tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam
- ·Bộ Lao động
- ·Du khách hoảng loạn bám lan can khi lũ quét tràn qua