会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【wap.bongdaso.12】Đổi mới giáo dục Cà Mau!

【wap.bongdaso.12】Đổi mới giáo dục Cà Mau

时间:2024-12-23 16:36:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:512次

Báo Cà Mau(CMO) Giáo dục và đào tạo Cà Mau trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, giáo dục và đào tạo Cà Mau bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập về nhận thức, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy năng lực sáng tạo của người học, chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp, công tác quản lý còn bất cập, vẫn còn nhiều tiêu cực.

Bài cuối: Giải pháp phát triển giáo dục Cà Mau trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập như Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong điều kiện cụ thể của Cà Mau có thể đưa ra những giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý về giáo dục và đào tạo. Trước hết, quản lý giáo dục phải mang tính chuyên nghiệp, tính khoa học, tính hệ thống và phù hợp với điều kiện cụ thể của Cà Mau. Mục tiêu của đổi mới chỉ được thực hiện thành công khi công tác quản lý phải đảm bảo chặt chẽ, nhất là trong bối cảnh còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ về định hướng đổi mới giáo dục như hiện nay.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân (bìa phải) và Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải (bìa trái) trao Bằng công nhận Trường THPT Thới Bình đạt chuẩn quốc gia tháng 11/2016.Ảnh: BĂNG THANH.

Sở giáo dục, phòng giáo dục là cơ quan tham mưu cho UBND cùng cấp tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục, cho nên ở đây cần phân biệt rõ, tách biệt giữa quản lý Nhà nước với quản lý nghiệp vụ cơ sở giáo dục. Để cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết từ Trung ương, quản lý giáo dục trong thời gian tới cần sớm xây dựng chiến lược, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, cụ thể hoá các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, tăng tính tự chủ đối với các cơ sở giáo dục. Cần kiến nghị với Trung ương sớm làm rõ cơ chế hoạt động giáo dục không vì lợi nhuận, cơ chế vì lợi nhuận để sớm khắc phục hạn chế đã qua trong việc phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên phạm vi toàn tỉnh.

Sớm ổn định cơ chế tài chính giáo dục lâu dài, trước mắt hằng năm phải tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, chuẩn chi phí đào tạo, phân định rạch ròi, minh bạch nguồn kinh phí từ ngân sách, tự chủ của nhà trường, của người học và của xã hội. Rà soát, điều chỉnh cơ chế quản lý khung học phí từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp, từ đó xây dựng hành lang pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ giáo dục và đào tạo nhằm huy động, khuyến khích phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực phù hợp với cơ chế thị trường.

Cần sớm đổi mới cơ chế đầu tư cho giáo dục và đào tạo hợp lý hơn, nhất là làm mạnh việc phân định rõ bao cấp theo chính sách, còn lại là giao quyền tự chủ, tự cân đối, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, có nghĩa là ngân sách Nhà nước chỉ bao cấp một phần, còn lại là cơ chế tự chủ để nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư.

Nếu làm được điều đó, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư vào lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh xác định khuyến khích, tiếp tục duy trì giáo dục phổ cập, giáo dục những nơi còn khó khăn, đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo… chuyển một phần bao cấp của Nhà nước sang người học chi trả. Đối tượng của giáo dục là người học, cho nên ngân sách Nhà nước hỗ trợ hợp lý cho cả hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập, tạo sự bình đẳng, phát triển các loại hình giáo dục một cách đồng bộ và hiệu quả.

Thứ hai: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục theo hướng mở. Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp nhằm xây dựng hệ thống giáo dục phục vụ cho học tập suốt đời, hướng đến xã hội học tập. Cho nên, việc rà soát lại mạng lưới trường lớp cần phải có bộ quy chuẩn ở hai cấp độ: cấp hệ thống và cấp cơ sở. Hệ thống giáo dục là phải liên thông trong phạm vi tỉnh giữa các cấp học, ngành học, phát triển hệ thống học tập cho mọi người, mọi đối tượng với hình thức học tập linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục. Còn cấp cơ sở giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục bậc học mầm non, cơ sở giáo dục bậc tiểu học, cơ sở giáo dục bậc trung học phổ thông. Hiện nay, toàn tỉnh còn 547 trường học ở các cấp học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, con số này còn tiếp tục giảm trong năm học 2017-2018 và những năm học tiếp theo.

Có thể thấy, việc sắp xếp giảm điểm trường nhỏ lẻ, nhằm tăng định suất đầu tư, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông là yêu cầu khách quan, có thể xem đây là hoạt động “tái cấu trúc giáo dục” tuy không ồn ào, nhưng đang đặt ra là một trong những vấn đề “nóng” của giáo dục hiện nay. Nếu xét đến cùng, việc tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục, đội ngũ giáo viên “phình” ra như thực trạng đã qua, trong đó có nguyên nhân từ việc duy trì quá lâu các “điểm trường lẻ”.

Nói như thế không có nghĩa là “phủi sạch trơn” sứ mệnh to lớn từ việc phát triển mạnh mẽ, rộng khắp các điểm trường đến từng kinh rạch nhỏ trong tỉnh như vài thập niên trước. Còn nhớ những khó khăn vất vả của công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học của tỉnh từ những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, thế kỷ XX. Nếu trường lớp không phát triển, điều kiện học hành của học sinh và Nhân dân khó khăn, thì chắc gì tỉnh hoàn thành được phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ vào năm 1997 - năm đầu tiên sau khi chia tách tỉnh. Để rồi 10 năm sau (2008), tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và cuối năm 2016, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Mỗi giai đoạn yêu cầu khách quan đặt ra đối với ngành giáo dục địa phương những nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhìn phổ quát, đó là sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo cho nền giáo dục tỉnh nhà phát triển ổn định, theo hướng bền vững.

Thứ ba: Đổi mới phương pháp giáo dục chuyển từ mục tiêu tập trung trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đối tượng của giáo dục là con người, người học. Đào tạo con người nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, cho nên, đổi mới phương pháp giáo dục là hướng đến góp phần hoàn thiện con người theo hình mẫu nhân cách chung, nhưng để phát triển xã hội đòi hỏi phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, phẩm chất vốn có của mỗi cá nhân.

Xét đến cùng, phẩm chất của mỗi cá nhân là xây dựng người học thành con người xã hội và con người cá nhân. Hình thành phẩm chất, năng lực của người học cũng nhằm hướng đến mục tiêu này. Nếu như một nền giáo dục chỉ hướng đến hình thành con người xã hội mà ít xem trọng con người cá nhân như hình thành tình cảm, ước mơ, lý tưởng, thực học, thực nghiệm, trải nghiệm, xử lý tình huống, đưa ra quyết định hằng ngày trong cuộc sống… trong môi trường tự nhiên và xã hội thì phẩm chất, năng lực của con người cá nhân sẽ bị hạn chế, có khi định hướng phát triển bộc lộ yếu kém, lệch lạc.

Triết lý giáo dục quan trọng nhất hiện nay có lẽ là thay đổi nhận thức chuyển từ coi trọng truyền thụ nội dung tri thức (thầy đọc - trò chép, học thuộc lòng, máy móc) sang hình thành phẩm chất, năng lực công dân, đồng thời phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân người học. Tri thức là nền tảng của nhận thức, nhưng điều đó không đồng nghĩa có tri thức là có năng lực. Năng lực được hình thành dựa trên nền tảng tri thức, nhưng năng lực là tố chất riêng có của mỗi cá nhân, để phân biệt giữa người này với người khác trong xã hội. Cho nên, không phải chúng ta cố đưa thật nhiều tri thức khoa học vào nội dung cần dạy, thầy thì truyền thụ một chiều, còn trò thì cuốn theo bao nhiêu công thức, sự kiện, bài tập nâng cao theo kiểu bài mẫu, học thuộc lòng… mà ít chú ý đến thực chất năng lực của người học, dẫn đến việc học trở nên nặng nề, quá tải. Cho nên, đổi mới nội dung chương trình tinh giản, cơ bản, hiện đại là cần thiết, nhưng đổi mới phương pháp sư phạm còn quan trọng hơn và trong thực tế đó không chỉ là đổi mới phương pháp mà phải là đổi mới hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo của thầy và trò trong hoạt động giáo dục.

Thứ tư: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, quan tâm giáo dục nhân cách, tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh. Để hình thành nhân cách, tư tưởng, tình cảm, chuẩn mực đạo đức của học sinh, cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp với môi trường gia đình và xã hội để giúp học sinh có được không gian sống trong lành, bằng sự nâng đỡ, làm gương của người lớn trong sự tương tác xã hội, giúp học sinh hình thành phẩm chất, năng lực ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Trong nhà trường, giáo dục văn hoá, tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh không chỉ qua các bài học về giáo dục công dân, mà phải được thể hiện ở tất cả các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn, các hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động xã hội, thiện nguyện. Trong xã hội hiện đại, con người luôn là trung tâm của mọi sự biến đổi và học sinh - những thiếu niên là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất.

Vì thế, cần đặt vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thành một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục. Cùng với đó phải tiếp tục khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục trung thực, dân chủ, lành mạnh, “mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương tự học và sáng tạo”; nhanh chóng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ứng xử văn hoá, giá trị sống, kỹ năng sống, ý thức công dân, ý thức pháp luật, trách nhiệm xã hội, lòng tự trọng, tự tôn dân tộc… cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, phù hợp với yêu cầu mới. Thầy cô giáo là những người gần gũi giúp đỡ trực tiếp học sinh xây dựng được lối sống lành mạnh, tích cực, miễn dịch được những ảnh hưởng xấu tiêm nhiễm vào trường học cũng như sinh hoạt hằng ngày của các em.

Cạnh đó, nhà trường cần thiết lập mối liên hệ, kết nối được môi trường nhà trường với môi trường gia đình và môi trường xã hội trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống, kỹ năng sống và những trải nghiệm thực tế đầy sinh động đối với các em. Khi học sinh hình thành được phẩm chất tốt, năng lực và kỹ năng xử lý tình huống đúng đắn, chủ động, linh hoạt, đó mới là một nền giáo dục tiến bộ, hướng đến hiện đại.

Thứ năm: Đổi mới quản lý, tăng cơ chế tự chủ các cơ sở giáo dục. Có ý kiến cho rằng, cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong giáo dục hiện nay còn nặng hơn trong các lĩnh vực khác. Biểu hiện cụ thể của ý kiến này là tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề do việc phân cấp, thực hiện quyền tự chủ chưa được rõ ràng, dẫn đến các cơ sở giáo dục trở nên thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên; trong quản lý còn nặng phong cách hành chính, áp đặt một chiều, cơ hội sáng tạo, phát hiện những cách làm mới trực tiếp từ những giáo viên giảng dạy rất ít. Đây là rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của đổi mới giáo dục. Mặt khác, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến giáo dục đã làm trầm trọng thêm những bức xúc đối với ngành trong thời gian qua.

Những công việc trước mắt là thực hiện quyền tự chủ trong chương trình giáo dục và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Mỗi năm, tỉnh chỉ ban hành khung thời gian năm học, còn việc xây dựng chương trình theo các nội dung môn học, liên môn, theo lĩnh vực khoa học là quyền tự chủ của cơ sở giáo dục với yêu cầu là phải đảm bảo chương trình không được cắt xén. Hiệu trưởng nhà trường có quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch và biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp với đơn vị mình nhằm đạt chất lượng giáo dục cao nhất trong điều kiện có thể. Những quy định nêu trên, nếu làm được là có sự phân định giữa công tác quản lý Nhà nước với quản trị giáo dục, quyền tự chủ, nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục sẽ được nâng lên.

Ngoài ra, những nội dung tự chủ trong hoạt động giáo dục, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động tài chính… đây cũng là những biện pháp quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục cần hướng tới.

Đổi mới về tổ chức, quản lý và hoạt động là những nội dung quan trọng nhất để Cà Mau thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ở một nghĩa nào đó, đổi mới đồng nghĩa với sự không bằng lòng, không thoả mãn với những gì đã làm được. Cho nên, việc luôn nuôi dưỡng động lực, ươm mầm ý tưởng phục vụ đổi mới cho đến khi hoàn thành, là hướng đi cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay./.

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục

Bài 2: Đổi mới giáo dục phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của Cà Mau

Bài 3: Cái gốc của đổi mới giáo dục là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

TS Nguyễn Minh Luân

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn
  • 2.150 bộ quần áo tặng học sinh nghèo
  • 133 học viên nhận chứng chỉ Cambridge
  • Huyện đoàn Bù Đốp hướng về cộng đồng
  • Cậu bé bệnh tim vẽ nhà của mình che bằng lá cọ…
  • HĐND tỉnh giám sát quản lý, sử dụng các khoản thu đầu năm học
  • Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
  • “Khởi nghiệp xanh”
推荐内容
  • ‘Nỗi khiếp sợ’ dọc 2 con đường
  • Trao chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge cho 201 học viên
  • 100 học viên Trung tâm Anh ngữ quốc tế Việt Úc thi rung chuông vàng
  • Bình Phước: 17 thủ khoa vào lớp 10 trường THPT chuyên năm học 2020
  • Bộ GTVT đặt mục tiêu giải ngân hơn 94.100 tỷ đồng trong năm 2023
  • Phổ điểm tất cả các môn kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông