【tỉ số ars】HSBC: Thanh toán không tiền mặt lên ngôi, sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số
HSBC: Thanh toán không tiền mặt lên ngôi,ánkhôngtiềnmặtlênngôisẵnsàngđónđầuxuhướngthanhtoánsốtỉ số ars sẵn sàng đón đầu xu hướng thanh toán số
Nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường tích hợp công nghệ để kết nối với ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo sự thuận tiện tối đa với các trải nghiệm mới, tiên tiến cho người mua, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời Công nghiệp 4.0 hiện nay, không thể phủ nhận sự phổ biến rộng rãi của thanh toán không tiền mặt.
Trước xu hướng chung này, bà Đỗ Thụy Như Thùy, Giám đốc Khối Quản lý Giải pháp Thanh Toán Toàn Cầu, HSBC Việt Nam, đã có bài viết phân tích vai trò của thanh toán số dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, cũng như những rủi ro mà phương thức thanh toán này có thể mang lại.
Tại Hội nghị "Công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050" của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 2 vừa qua, một trong những mục tiêu quan trọng của Quy hoạch được công bố chính là phấn đấu đến năm 2025, 100% dân số Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.
Một mục tiêu tham vọng như vậy phản ánh rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thời nay, đặc biệt trong thời đại Công nghiệp 4.0. Việt Nam cũng là quốc gia có mức độ phủ sóng 4G lên đến 99.8%, cao hơn các nước phát triển có thu nhập cao. Nhu cầu và năng lực này chính là một trong những yếu tố thúc đẩy hành trình số hóa trong nước, lan tỏa đến mọi mặt của đời sống, từ thủ tục hành chính đến mua sắm và thanh toán.
Thanh toán không tiền mặt lên ngôi
Với những tiện lợi mà mua sắm trực tuyến và thanh toán số mang lại, người tiêu dùng nhanh chóng tiếp nhận và mong muốn có thêm các phương thức thanh toán nhanh chóng, an toàn từ các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Điện thoại thông minh đã trở thành “chiếc ví” có thể thực hiện mọi loại giao dịch thông qua tích hợp ứng dụng ngân hàng trực tuyến hay ví điện tử. Phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng, nhất là giới trẻ, với các hình thức thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử, mã QR hay chuyển khoản ngân hàng. Thanh toán không tiền mặt không chỉ dành cho nhà hàng hay cửa hàng, mà còn được cả người bán hàng rong hay nhân viên giao hàng sử dụng.
Theo Ngân hàng Nhà Nước, hiện nay hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản tại ngân hàng, một số ngân hàng có số lượng giao dịch trên kênh số chiếm hơn 95%. Trong giai đoạn 2021 - 2023, thanh toán qua mã QR tăng trưởng cả về số lượng và giá trị, đạt hơn 170%. Trong 4 tháng đầu năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 57% về số lượng và gần 40% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý là thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 59% về số lượng và 36% về giá trị.
Nhu cầu của người tiêu dùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường tích hợp công nghệ để kết nối với ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm tạo sự thuận tiện tối đa với các trải nghiệm mới, tiên tiến cho người mua, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Theo kết quả Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN của HSBC, 65% doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết, thanh toán số là lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược công nghệ hoặc đầu tư của họ trong năm 2024 - tỷ lệ cao nhất trong số 6 thị trường lớn nhất khu vực (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).
Theo bà Đỗ Thụy Như Thùy, xét về khía cạnh tài chính doanh nghiệp, thanh toán không tiền mặt còn mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn.
Đầu tiên là nâng cao hiệu quả hoạt động: Giao dịch không dùng tiền mặt có thể tinh giản các quy trình tài chính, giảm các thủ tục hành chính, chi phí và rủi ro liên quan đến giao dịch tiền mặt. Các nền tảng số có thể tự động hóa quy trình thanh toán, tối ưu hóa quản lý dòng tiền và giảm thiểu lỗi thủ công.
Cùng với đó là ghi nhận dữ liệu chi tiết, đầy đủ và chính xác: Các nền tảng công nghệ như giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ giúp tập trung hóa việc quản lý dữ liệu, nhận đầy đủ thông tin giao dịch theo thời gian thực. Ngoài ra, nguồn dữ liệu lớn từ hoạt động thanh toán không tiền mặt sẽ phản ánh hành vi người dùng, mô hình chi tiêu và xu hướng thị trường, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược phân bổ dòng tiền và hỗ trợ quá trình lập chiến lược tăng trưởng.
Ngoài ra, thanh toán không tiền măt còn phân bổ nguồn vốn hiệu quả: Nền tảng thanh toán số cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý vốn lưu động, đẩy nhanh chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, cải thiện khả năng dự báo và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi cho các khoản đầu tư chiến lược.
Giao dịch không dùng tiền mặt cũng sẽ giúp mở khóa thanh khoản, giảm chi phí tài chính và phân bổ vốn hiệu quả hơn, phục vụ các mục tiêu tăng trưởng chiến lược của doanh nghiệp.
Vững vàng trước thời đại mới
Chiến lược số hóa trong ngành ngân hàng cũng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, gia tăng nhiều giải pháp tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực thanh toán số, từ thanh toán theo thời gian thực, đến giải pháp cho phép doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế, hải quan điện tử 24/7 với kết nối trực tiếp đến hệ thống của cơ quan thuế, hải quan, và giải pháp thu đa kênh đồng nhất hỗ trợ nhiều lựa chọn thanh toán khác nhau trên cùng một nền tảng.
Bà Đỗ Thụy Như Thùy cho rằng, tuy rất thuận tiện cho người dùng, nhưng thanh toán không tiền mặt cũng chứa đựng yếu tố rủi ro. Trong đó, rõ ràng nhất là những nguy cơ an ninh mạng và gian lận, thường là do chiếm đoạt tài khoản, đánh cắp thông tin đăng nhập, hoặc giả mạo dẫn đến phát sinh các giao dịch trái phép và rò rỉ thông tin cá nhân.
Do đó, để có thể bắt kịp xu hướng thị trường nhưng vẫn bảo vệ tính an toàn cho các giao dịch tài chính của mình, người tiêu dùng và doanh nghiệp cần được đào tạo và hiểu rõ các hình thức thanh toán không tiền mặt hiện có, vai trò và ý nghĩa của chúng trong hoạt động tài chính, từ đó có sự lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
Bên cạnh tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện gian lận, sử dụng xác thực đa yếu tố hay các giao thức mã hóa, doanh nghiệp cũng cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật kiến thức về các rủi ro cũng như phương thức tấn công mới, các quy định mới trong thanh toán số như luật chống rửa tiền hoặc luật bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Vietnamese, Lao news agencies tighten mutual support in personnel training
- ·Politburo issues disciplinary measures to Thanh Hóa Party Standing Committee
- ·Quảng Nam cares about people’s lives, ensures human rights
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·State President meets President of Federal Council of Austria
- ·Verdict announced in repatrion flight bribery scandal, life sentence harshest
- ·President Thưởng meets with Italian Senate President
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Vietnamese President meets with Mayor of Rome
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Vietnamese Ambassador works with 78th UNGA President
- ·Defence minister visits units of Air Defence
- ·Việt Nam, Malaysia seek cooperation in anti
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Prime Minister expresses gratitude to revolution contributors
- ·President meets Italian lower house speaker in Rome
- ·Vietnamese, Italian leaders co
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·NA leader hosts special advisor to Japanese Cabinet
- Giai đoạn 2 V.League 2020: Cuộc đua vô địch khó đoán
- TPHCM: Sản xuất số lượng lớn khẩu trang vải kháng khuẩn để cung ứng cho thị trường
- Ngành Giáo dục giảm quy mô của Quỹ Học bổng khuyến học
- Khởi tố 5 bị can liên quan Dự án cao tốc Đà Nẵng
- Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì ban hành danh mục sữa trước 5/10
- Sẽ thông xe kỹ thuật đường cao tốc Nội Bài – Lao Cai đúng kế hoạch
- Nhiều ưu đãi khi đăng ký online tham gia Mekong delta marathon 2020
- Đại hội Thể thao đồng bằng: Tiếp tục hoãn môn cử tạ
- Xuất cấp 1200 tấn gạo cứu đói cho tỉnh Bình Định và Lào Cai
- Quản lý thị trường cảnh báo bộ kit test nhanh Covid