【số liệu thống kê về everton gặp crystal palace】“Khai tử” chợ cóc, lối thoát nào cho lao động nghèo?
Lao động nghèo và nước mắt nơi chợ cóc
8h tối,ửchợcóclốithoátnàocholaođộngnghèsố liệu thống kê về everton gặp crystal palace xóm trọ nghèo của những người bán giầy dép trên vỉa hè của một con phố thuộc quận Cầu Giấy, HN nhao nhác tiếng chân chạy thình thịch, tiếng rơi nặng nề của những bịch giày dép được quấn qua loa bởi lớp bạt mềm. Một vài gương mặt tái xanh, có người thở hổn hển, toàn thân đổ phịch xuống trước cửa phòng. Có tiếng người chạy vào sau hô to: “Khóa cửa, khóa cửa, công an sắp đuổi đến đây rồi”, những gương mặt mệt mỏi khi nãy lại bừng lên, tất cả đứng bật dậy, một bóng người lao nhanh ra phía cổng. Chỉ đến khi cánh cổng sắt được khép lại với tiếng chốt của gọng khóa sập vào nhau, tất cả họ mới thở phào ngồi bệt xuống. Một người thở hắt ra: “An toàn rồi”.
Vài tháng trở lại đây, khi chợ giày vỉa hè đó bị công an phường, quận ra lệnh cấm họp chợ thì tình cảnh nháo nhác vừa diễn ra khi nãy đã trở nên quen thuộc với “cư dân” của khu trọ này.
Chợ cóc, chợ vỉa hè là nơi mưu sinh của dân nghèo, lao động ngoại tỉnh
Tóc lốm đốm sợi bạc, năm nay đã ngoài ngũ tuần, bà N.T.M (quê Xuân Trường, Nam Định) gắn bó với khu chợ giày từ khi nó bắt đầu “khai sinh”. Chợ ấy bao nhiêu “tuổi” thì cũng là bấy nhiêu năm bà lăn lộn “kiếm cơm” ở mảnh đất Hà Nội. Bà bảo: “Già rồi, ngày nào cũng chạy chạy công an đuổi thế này tôi cũng mệt lắm nhưng vì miếng cơm manh áo phải cố chịu thôi. Họ cứ đuổi thì mình chạy, họ về thì lại mang hàng ra dải tiếp”.
Bà M. sinh được 4 người con thì hiện nay gia đình của cả 4 người con này đều lên Thủ đô mưu sinh, kiếm sống nhờ các khu chợ cóc, chợ vỉa hè. Thời gian trước chợ “yên” nên việc bán hàng đem đến thu nhập tương đối khá, từ ngày chợ cấm, ai nấy nhao nhác, tiền kiếm thì ít lại còn “đèo bòng” thêm nỗi ám ảnh bị công an đuổi. Những giấc mơ cũng chập chờn khi bóng áo xanh lao xuống từ chiếc xe thùng luôn lấp ló theo tiếng hô hào: “Chạy! Chạy…”
Bà M. kể, nếu quyết tâm bám đồng bám ruộng ở quê thì chắc chắn không lo đói, thế nhưng ở quê với hàng trăm khoản chi tiêu, giỗ tết, đình đám cần đến tiền, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu ít ỏi từ nghề nông thì chỉ có nước “đói tiền”. Đó là lý do vì sao đã ngần này tuổi, bà vẫn quyết bám lại Thủ đô, bám vào khu chợ vỉa hè đang từng ngày “ngoi ngóp” vì bị công an đuổi, dẹp.
Thời gian đầu cấm chợ, hầu như lần nào công an, dân phòng phường, quận ra quân cũng có những gia đình bị bắt hàng, ai nấy nơm nớp sợ hãi. Riết rồi thành quen, trong cuộc chiến “chợ đuổi”, mỗi người bán hàng đều tự rèn luyện bản thân để có một đôi mắt tinh, đôi tai thính, tôi tay khỏe mạnh và cuối cùng là đôi chân vững chắc để “co cẳng” chạy khi đâu đó trên phố phường có ai đó hô tiếng “công an”. Kinh nghiệm chạy sao cho khéo, thoát thân cho nhanh, sao cho hàng không bị bắt được người này truyền đạt cho người kia.
Anh Đ.C.P (quê Khoái Châu, Hưng Yên) kể, nhà anh có 3 con, 2 đứa lớn đang học cấp 2, thằng út mới được hơn một tuổi. Vợ chồng anh đã bỏ ruộng, lên Hà Nội mưu sinh, làm đủ thứ nghề rồi cuối cùng “bám” vào cái chợ vỉa hè này được gần chục năm. Giờ đây, tất cả kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào nguồn thu từ chợ giày. Từ ngày cấm chợ, hàng hóa bán chậm, kinh tế gia đình đuối hẳn. “Mỗi lần mang hàng ra bán là đều phải nhìn trước ngó sau, sống trong sợ hãi vì chỉ cần bất cẩn là hàng bị tịch thu về phường, coi như mất trắng. Biết rằng cố tình buôn bán kiểu này làm thế này là vi phạm, chúng tôi cũng có muốn đâu nhưng tất cả là vì miếng cơm manh áo, không muốn đói thì đầu gối phải bò, thậm chí phải chạy như dạo gần đây thì cũng cố chịu”.
Chợ chạy, chợ đuổi là nỗi ám ảnh của những người bám chợ cóc mưu sinh
Vợ chồng anh N.V.V, cũng quê Hưng Yên lăn lộn với cảnh chợ chạy chợ đuổi ngót 7 năm nay. Anh đã bán vô số mặt hàng, từ thắt lưng ví da, bán tất, dép tông cho tới buôn hoa quả. Chỉ có điều tất cả việc “kinh doanh” này của vợ chồng anh không có “mặt bằng” khang trangnhư các cửa hàng to đẹp nằm ngay mặt đường lớn, đèn đóm lung linh mà chỉ cần chiếc bạt mỏng cùng vài thứ vật dụng hỗ trợ khác, quầy hàng của anh đã nhanh chóng “tọa lạc” ở khu chợ cóc, chợ vỉa hè nào đó.
Từ ngày các khu chợ bị đuổi riết, anh trở nên nhạy bén với các âm thanh, chỉ cần có tiếng hô hoán ở đâu, chẳng biết có phải hô công an hay không, là anh hốt hoảng, vo viên túm tụm tấm bạt lại sao cho hàng hóa không bị rớt ra rồi co giò hốt hoảng chạy. Vợ anh mới về quê đẻ đứa thứ 2, đứa thứ nhất hiện đang học mẫu giáo, hai vợ chồng đều học hành hạn chế nên ngoài cảnh bán hàng vỉa hè, anh chẳng còn biết nên xin việc gì để có đủ tiền nuôi vợ con.
Cũng từng có thời gian anh xin đi chở gas cho một cửa hàng những mong có nguồn thu ổn định. Thế nhưng thu nhập hàng tháng của chỉ tầm 3.000.000 – 3.500.000 đồng (tùy việc nhiều hay ít). Chi phí nhà trọ, ăn uống cũng đã “ngốn” gần hết số tiền ấy trong khi công việc lại mệt và gò bó thời gian. Đó là lý do, chỉ làm được mấy tháng, anh xin nghỉ và quay lại với cái nghề “mạo hiểm”: buôn bán ở các khu “chợ chạy”.
Chợ cóc, vỉa hè và bài toán mưu sinh
Ở khắp các chợ vỉa hè, chợ cóc, không khó để kiếm ra những câu chuyện xót lòng như bà M., anh P., anh V. Bởi đa số người bán hàng trong các chợ này đều là dân nghèo, lao động ngoại tỉnh, trình độ học thức ít ỏi, để kiếm cơm nên mới đành lê la hè phố bán hàng. Ai chẳng mong muốn được yên ổn làm ăn, bản thân họ cũng muốn có một kiot bán hàng tại một khu chợ nào đó được quy hoạch sẵn nhưng vì vốn không có, tiền thuê địa điểm kiot đa phần khá cao trong khi việc kinh doanh ở đây thường “chậm” nên họ càng không thể “liều” đổ tiền vào các nơi ấy được. Hiểu rõ công việc bán buôn ở chợ cóc là không hợp pháp nên họ chấp nhận rủi ro, “bán” chung với “chạy”, được ăn cả, ngã về không. Cuộc sống vủa họ và gia đình vì thế cũng lao đao theo tiếng nhịp chân, bước chạy của mỗi lần đuổi chợ.
Giải bài toán chợ cóc thì cũng cần giải câu hỏi: "Đâu là lối thoát cho lao động nghèo?"
Việc giải tỏa loại chợ cóc, vỉa hè nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị, giúp hoạt động kinh doanh ở những khu chợ chính, trung tâm thương mại trở nên hiệu quả, đó là mong muốn rất chính đáng nhằm hướng Thủ đô tới lối sống văn minh hơn. Thế nhưng với tình hình của nước ta hiện nay, khi dân trí vẫn còn thấp, “văn hóa” chợ cóc còn in hằn rất đậm thì việc giải bài toán “chợ cóc và dân nghèo mưu sinh” không phải chuyện dễ dàng. Nếu chỉ dẹp mà không nghĩ đến việc người lao động nghèo sẽ đi đâu về đâu, không tìm ra “lối thoát” cho họ thì có lẽ dù thành phố có ra quân mạnh đến đâu, các chợ cóc, vỉa hè vẫn không thể bị dẹp bỏ hoàn toàn. Và cuộc sống của dân nghèo lại càng thêm bấp bênh, loạn nhịp sau những phiên “chợ chạy”….
Thanh Thu
(责任编辑:World Cup)
- ·Khám phá xứ Huế hiện đại với những hoạt động không thể bỏ qua
- ·Thủ tướng chỉ đạo triển khai Chương trình sóng và máy tính cho em
- ·Tết sum vầy
- ·Nỗ lực từ cơ sở
- ·CEO Viettel Global: Chúng tôi sẽ trở thành một trong những nhà mạng dẫn đầu thế giới năm 2020
- ·Những thước phim tô đậm thêm giá trị của hòa bình
- ·Cà Mau đề xuất thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thuỷ sản
- ·Ươm mầm sáng tạo
- ·Phạt CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị 70 triệu đồng
- ·Tăng cường kỹ năng,sáng tạo trong học tập
- ·CEO Quảng 'nổ' ngại tham gia chương trình truyền hình vì... nghĩ phát biểu sẽ gây tranh cãi
- ·Cục thuế tỉnh: Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Chuyên gia “Giáo dục sáng tạo”
- ·Thực hiện mục tiêu phòng, chống dịch bệnh, trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục
- ·Sắp công bố kết luận thanh tra sai phạm bán đảo Sơn Trà
- ·Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ thêm nhiều ngành học mới
- ·Trao 42 giải cho các thí sinh đạt thành tích cao Hội thi Tin học trẻ TP Cần Thơ
- ·Thí sinh làm thủ tục nhập học từ ngày 2
- ·Gian nan hành trình giải cứu Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
- ·“Đầu tàu” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao