【kp c1】VEPR nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 3,8%
|
Các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo các chuyên gia đến từ VEPR, trong quý 2/2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng kinh tế dương, đạt 0,36%, trong khi CPI bình quân giảm do giá xăng dầu trong nước giảm mạnh.
PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhấn mạnh, tăng trưởng các ngành kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19.
Đơn cử, quý 2 khu vực dịch vụ giảm 1,76% so với cùng kỳ 2019, nhưng tăng 9,59% so với quý 1. Khu vực này phục hồi tương đối và đạt tăng trưởng tốt so với quý 1 sau khi lệnh giãm cách xã hội kết thúc.
Tuy nhiên, ngành nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng yếu, ở mức 1,72% do Dịch tả lợn châu Phi và hạn mặn ảnh hưởng làm sản lượng nông nghiệp không tăng nhiều. Ngành thủy sản gặp khó khăn do vẫn chưa gỡ được "thẻ vàng" của EU, trong khi đó, xuất khẩu nông sản giảm mạnh do dịch Covid-19.
Ông Phạm Thế Anh cũng lưu ý, khu vực vông nghiệp và xây dựng tăng 1,38%, trong đó ngành khai khoáng và sản xuất phân phối điện thu hẹp so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khai khoáng trong quý 2 giảm 6,35%, tính chung nửa đầu năm giảm 5,4% do sản lượng khai thác giảm.
Đặc biệt, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,8%, thấp hơn nhiều so với quý trước, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,3%, giảm gần 3 lần so với con số tăng trưởng của quý trước. Chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018, lên tới 26,7% và tăng trưởng chất lượng tiếp tục giảm.
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, nhìn chung, so với các nước khác, kinh tế Việt Nam ổn định hơn nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, Dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát hoàn toàn và dịch bệnh bạch hầu mới xuất hiện.
Dự báo hai kịch bản tăng trưởng
Về triển vọng kinh tế của Việt Nam từ nay đến cuối năm 2020, các chuyên gia của VEPR cho biết, những yếu tố có thể hỗ trợ tăng trưởng đến từ kỳ vọng của EVFTA vừa được hoàn tất việc ký kết, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi, làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung và tận dụng ưu đãi đầu tư từ Việt Nam...
Bên cạnh đó là môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức trung bình, tạo điều kiện cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, trong hai kịch bản VEPR đưa ra, kịch bản cơ sở là kịch bản thuộc khả năng cao, theo đó GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 3,8%. Trong kịch bản bất lợi, GDP sẽ tăng 2,2%.
Bình luận về các kịch bản, PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng VEPR cho rằng, ở kịch bản cơ sở, khả năng dịch bệnh, sự cản trở chuỗi cung ứng cũng như khách hàng, đối tác chính của Việt Nam còn nhiều vấn đề phải vượt qua trong nửa cuối năm. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình hình kiểm soát dịch bệnh như hiện nay, nghĩa là không có những đột biến bất lợi cho Việt Nam thì tăng trưởng sẽ đạt được mức 3,8%.
Còn trong điều kiện không kiểm soát được dịch bệnh cả trên thế giới cũng như việc Việt Nam mở cửa đón khách nước ngoài hoặc Việt kiều về nước, chúng ta có thể gặp phải những vấn đề về bệnh dịch và phải có biện pháp ngăn chặn, đó là những điều bất lợi hơn nhiều. Trong bối cảnh đó, kinh tế của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức hơn 2%.
“Ngay cả với kịch bản này thì so với các nước, kinh tế Việt Nam vẫn đặt mức tăng trưởng dương, điều này rất đáng mừng”, ông Thành nói.
(责任编辑:La liga)
- ·Giám đốc Công ty sản xuất thuốc ung thư Vinaca từ than tre bị bắt giữ
- ·Lo giá xăng dầu tăng 'sốc' khi hết hạn giảm thuế, Bộ Tài chính có đề xuất mới
- ·Thời hạn của khoản vay trung hạn là bao lâu?
- ·Giá cà phê hôm nay 4/11: Ổn định sau khi liên tiếp giảm mạnh
- ·Hải Phòng: 2 xe container tông nhau bốc cháy ngùn ngụn khiến 2 người thiệt mạng
- ·Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trước 20/11
- ·Lô đất vừa trúng đấu giá hơn 103 triệu đồng/m2 ở Hoài Đức có gì?
- ·Tây Ninh phát triển sản phẩm OCOP gắn liền bản sắc và bền vững
- ·Tất cả những ai tới bệnh viện Bạch Mai trong 2 tuần qua phải tự cách ly và thông báo y tế
- ·Giá thuê nhà ở xã hội Hà Nội gần bằng 1 tháng lương, người nghèo 'choáng váng'
- ·Từ tháng 12, cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tới 2 tỷ đồng
- ·Giá cà phê hôm nay 3/11: Thế giới và trong nước cùng giảm
- ·Loạt doanh nghiệp nợ thuế 'khủng' ở Hòa Bình, có 'ông chủ' nợ tới 800 tỷ đồng
- ·Bảo Việt 60 năm
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Quyết định bất ngờ của gia đình các nạn nhân với bác sĩ Lương
- ·TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
- ·Giá cà phê hôm nay 5/11: Thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/11: Tiếp tục đi lên
- ·Thông báo khẩn: Nhận diện 19 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
- ·BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa