【keo truc tuyen 88】Hàng trăm héc
Có rất nhiều biệt thự nguy nga ngang nhiên “mọc” lên trên đất nông,àngtrămhékeo truc tuyen 88 lâm trường. Tuy nhiên, câu trả lời từ những người có trách nhiệm tại phiên giải trình về vấn đề này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tiến hành là khá yếu ớt.
Vô tư lấn chiếm đất công
Thực trạng lấn chiếm đất công tại các nông, lâm trường giai đoạn 2004 - 2014 được hé lộ phần nào qua ý kiến chất vấn, cũng như báo cáo giải trình của cơ quan chức năng tại phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại các nông, lâm trường quốc doanh 2004 - 2014 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cuối tuần qua.
Báo cáo giải trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 31/6/2012, cả nước có 653 nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng và khu bảo tồn, vườn quốc gia đang quản lý, sử dụng diện tích xấp xỉ 8 triệu héc-ta đất. Trong số này, diện tích đất cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật là 14.629 héc-ta; đất bị lấn chiếm, tranh chấp, chồng lấn là 78.486 héc-ta.
Nhiều vấn đề đáng suy ngẫm trong việc rao và quản lý đất nông, lâm nghiệp được các đại biểu Quốc hội chỉ ra. Ảnh: Hoài Nam |
Những số liệu báo cáo “nhẹ nhàng” như trên từ phía cơ quan chức năng công bố tại phiên giải trình đã được làm rõ hơn qua ý kiến phát biểu của các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi đi thực tế.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) là người đầu tiên chỉ ra thực tế đáng suy ngẫm. Theo đại biểu Đương, trong số 13 triệu héc-ta rừng của cả nước, số diện tích rừng hiện giao trực tiếp cho các hộ gia đình chỉ chiếm 26%, cộng đồng quản lý 2%, UBND cấp xã không phải là đơn vị được giao quản lý đất rừng, nhưng lại đang quản lý khoảng 2,1 triệu héc-ta, trong khi nhiều hộ dân không có đất sản xuất.
“Việc giao đất rừng như vậy theo luật đã đúng chưa? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến đâu? Giải pháp khắc phục tình trạng này?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) thì nêu lên vấn đề cụ thể hơn, đó là tình trạng lấn chiếm đất nông, lâm trường xây nhà lầu, biệt thự. “Vừa qua, dư luận bức xúc trước biệt thự hoành tráng của quan chức, đại gia mọc lên ngang nhiên trong đất của nông, lâm trường, rừng quốc gia. Họ toàn là những người có quyền, có tiền. Vậy trách nhiệm quản lý của các Bộ đến đâu khi để xảy ra tình trạng trên?”.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà (TP. Hà Nội), những bất cập trong việc quản lý đất nông - lâm trường ngay tại TP. Hà Nội cũng chất chứa vô vàn ngang trái. “Đất nông lâm trường bị lấn chiếm, xin thưa, không ở đâu xa, mà diễn ra ngang nhiên ngay tại Thủ đô Hà Nội”, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đề cập và cho biết, việc buông lỏng quản lý đất đai diễn ra trong nhiều năm và vẫn tiếp diễn đến giờ phút này.
“Xã Ba Vì (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) có 2.000 cử tri, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Tôi đi giám sát rất đau lòng khi biết đồng bào không có đất sản xuất phải đi sang làm thuê ở Trung Quốc, đối mặt với rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, đất ven vùng đệm của Rừng Quốc gia Ba Vì thì lại giao cho các cá nhân, tổ chức ở nơi khác đến để bảo vệ rừng, chứ không giao cho đơn vị sở tại. Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã có kiến nghị bằng văn bản. Hôm nay, tại Hội trường này, tôi xin nhắc lại câu hỏi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, đến bao giờ chúng ta thực hiện việc quản lý có hiệu quả?”, ông Hà chất vấn.
Chưa ai bị khởi tố
Báo cáo giải trình với các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát lý giải việc vì sao có 2,1 triệu héc-ta đất nông nghiệp do UBND xã quản lý, mà không giao cho dân, là do những khu vực đất ở xa dân, không thuận tiện sản xuất hoặc là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
“Trên thực tế, có những khu đất xấu, xa dân, hiệu quả sản xuất thấp. Vì thế, không giao được cho tổ chức của Nhà nước nào và cũng chưa giao cho dân, nên UBND cấp xã phải tạm thời quản lý”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói. Tuy nhiên, trước thực tế được các đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát hứa: “Thời gian tới sẽ rà soát lại diện tích này theo chỉ đạo của Thủ tướng. Chỗ nào có khả năng cho dân sản xuất sẽ đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội giao cho nhân dân và các tổ chức phù hợp quản lý sử dụng. Đồng thời, có cơ chế hữu hiệu hơn xác định chủ quản lý cụ thể phần đất này”.
Tham gia giải trình về việc này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết: “Đã có 8 cuộc thanh tra ở 5 địa phương và 3 tổng công ty, nhưng đây không phải là thanh tra chuyên đề riêng về nông, lâm trường. Kết quả đã xử lý 64 cán bộ, cao nhất là cách chức, nhưng chưa trường hợp nào bị khởi tố”.
Theo ông Hào, lý do chưa khởi tố là vì thông thường, nếu phát hiện tham nhũng, vi phạm lớn, sẽ chuyển vụ việc qua cơ quan công an mới xem xét khởi tố. Còn những vụ việc này chưa đến mức phải khởi tố. Ông Hào cho biết, sẽ đề nghị Chính phủ cho thực hiện đợt thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý đất đai nông, lâm trường vào năm 2016.
Một vấn đề khác mà Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra tại phiên giải trình này, là việc chuyển đổi các nông, lâm trường quốc doanh thành công ty cổ phần có hiệu quả kinh tế không rõ nét, phát sinh những hậu quả nặng nề. Hiện các đơn vị này chỉ hoạt động cầm chừng, thua lỗ, thiếu vốn.
“Công ty Nông nghiệp Mường La hiện nay nợ từ các dự án rất nhiều. Hay Lâm trường Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), 10 năm nay không có giám đốc vì không có phê duyệt tái cơ cấu. Hàng mấy năm nay sống lay lắt bằng tiền dịch vụ môi trường rừng và 3 tháng nay không có đồng nào, không có gì trả cho người lao động. Chúng tôi đến giám sát chẳng biết nói gì, pha ấm trà uống rồi về, bởi có gì đâu mà nói. Ở Công ty Chè Mộc Châu, trước đây người ta là nông trường viên nhận khoán với nông trường - là doanh nghiệp của Nhà nước, đến nay chuyển sang nhận khoán của 1 công ty tư nhân. Công ty không làm gì, nhưng mỗi năm người nông dân phải trả cho công ty này 2,8 triệu đồng/héc-ta. Vậy thì khi chuyển đổi, người dân được gì, Nhà nước được gì? Không những nông dân và Nhà nước không được gì, mà còn mất đi. Chúng tôi đi giám sát về cứ buồn mãi cho đến tận bây giờ”, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (tỉnh Hòa Bình) nói.
Liên quan đến vấn đề biệt thự của quan chức, đại gia mọc trên đất nông, lâm trường, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ có trách nhiệm là chưa đôn đốc, kiểm tra hết. Việc này, Bộ chủ yếu quản lý bằng cơ chế chính sách, trách nhiệm chính phải là chính quyền địa phương, vì “địa phương ở sát đó, biệt thự mọc lên phải nhìn thấy chứ!”.
Theo Đầu tư Bất động sản
Phù phép đất rừng thành khu du lịch(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ hai phóng viên bị hành hung: UBND TP Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ
- ·Myanmar: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tham gia Sàn chứng khoán Yangon
- ·Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân đoạt giải nhất cuộc thi I
- ·Nợ xấu và tái cơ cấu kìm hãm cổ phiếu ‘vua’
- ·Đáp án môn Toán mã đề 123 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·VTM bị phạt, truy thu hơn 700 triệu đồng tiền thuế
- ·Những thách thức đối với Israel nếu tấn công cơ sở hạt nhân Iran
- ·Israel không kích ồ ạt vào Lebanon, làm hơn 2.000 người thương vong
- ·Tổng cục QLTT chính thức có Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT
- ·Video Ukraine huy động nhiều vũ khí đẩy lùi cuộc tấn công lớn của Nga ở Donetsk
- ·Thủ tướng yêu cầu nước sạch cung cấp cho người dân phải có chất lượng tốt nhất
- ·6 tháng, dư nợ cho vay ký quỹ của SSI tăng 25%
- ·Video nổ lớn tạo ra hố sâu đường kính 7m tại đường băng sân bay Nhật Bản
- ·Ông Kim Jong Un nói Triều Tiên tăng tốc trở thành siêu cường quân sự, hạt nhân
- ·Một số quy định xử phạt mới đối với hoạt động bán hàng trên mạng
- ·Nga tấn công sân bay Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm
- ·Chứng khoán 31/5: Khối ngoại tiếp tục mua ròng, VN
- ·Phát hành thêm 250.000 vé xem vở “Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa”
- ·Hồ Chí Minh – tấm gương lớn về sự nêu gương
- ·APEC senior officials to decide on Việt Nam’s priorities