【keo phap】Khi siêu cường cạnh tranh ngôi vị
Cấu trúc liên minh mới của siêu cường thế giới |
Mỹ-Trung luôn trong thế đối đầu,êucườngcạnhtranhngôivịkeo phap tranh giành ảnh hưởng. |
Ngay từ đầu năm 2018, Mỹ đã dùng "chiêu bài" thuế quan, kéo Trung Quốc vào hiệp đấu đầu tiên liên quan đến thương mại với những đòn "ăn miếng, trả miếng" kéo dài, khiến căng thẳng luôn trong trạng thái cao cực độ. Đây cũng là hiệp đấu quyết liệt nhất, bao trùm nhất trong cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi cuộc chiến dai dẳng chưa ngã ngũ, vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tại Canada theo yêu cầu của Mỹ vào cuối năm, mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" này đã bị đẩy đến bên bờ một cuộc chiến tổng lực.
Trên thực tế, những đòn "ăn miếng, trả miếng" giữa hai cường quốc kinh tế ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hai nước, khiến hàng nghìn doanh nghiệp lao đao, hàng triệu việc làm bị mất. Không chỉ vậy, đối đầu Mỹ-Trung còn khiến thương mại và kinh tế toàn cầu, khiến giá hàng hóa leo thang, hạn chế đầu tư, xuất nhập khẩu khắt khe hơn, trong khi thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động. Chính vì vậy, lãnh đạo hai nước đã buộc phải "ngừng chiến" 90 ngày nhằm hạ nhiệt đối đầu thương mại. Song nhìn vào cạnh tranh thương mại hiện nay, đặc biệt là với vị Tổng thống luôn đặt nước Mỹ trước tiên như Donald Trump thì "cái bắt tay hòa hoãn" giữa hai nước có thể chỉ là phút thoảng qua.
Không chỉ vậy, gần đây, Washington luôn "thấp thỏm lo âu" về việc các công ty Trung Quốc, nhờ có lượng tiền dồi dào do nhà nước “chống lưng”, thu mua công ty Mỹ và châu Âu để chiếm lĩnh các công nghệ then chốt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tự động và công nghệ thông tin. Việc chiếm giữ “ngôi vương” trong lĩnh vực công nghệ là điều tối quan trọng, và bất kỳ nước nào cũng muốn nắm giữ ngôi vị này bởi đây là lĩnh vực có thể tác động mạnh tới an ninh, chính trị và cả sức ảnh hưởng của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Do đó, việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc chẳng qua chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” của một cuộc chạy đua về công nghệ cao. Nói cách khác, điều mà Mỹ lo ngại chính là tham vọng "bá quyền" của Trung Quốc, với quyết tâm hạ bệ vai trò trụ cột của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, với mục tiêu đến năm 2035 bắt kịp, thậm chí vượt Mỹ về sức mạnh kinh tế. Mục tiêu này đã từng được Bắc Kinh đề cập đến tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 (tháng 10/2017), đi đôi với việc tăng tốc thực hiện sáng kiến “Made in China 2025”, một kế hoạch nhằm đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ. Do đó, việc Mỹ yêu cầu bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei hoàn toàn nằm trong toan tính chiến lược của Mỹ muốn kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Ngoài "cái gai" thương mại và công nghệ, Mỹ và Trung Quốc còn nhiều "cái gai" khác đang chĩa vào nhau, trong cả chính trị, quân sự hay ngoại giao. Dù năm 2018 không có đối đầu quân sự trực diện giữa hai nước, song căng thẳng không vì thế mà giảm bớt, thậm chí chỉ cần một mồi lửa nhỏ là có thể "bùng cháy" trong năm 2019. Thậm chí, Bắc Kinh còn chuẩn bị sẵn cho kịch bản này như phát biểu của Đại tá không quân Đới Húc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hợp tác và An ninh Hàng hải Trung Quốc rằng cần phải chuẩn bị tấn công các tàu chiến Mỹ nếu “chúng xâm phạm lãnh hải Trung Quốc” ở Biển Đông. Trong khi đó, giới chức Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Trump liên tiếp cáo buộc Trung Quốc can thiệp các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và giữa kỳ năm 2018. Như vậy, hồ sơ gây bất hòa quan hệ hai nước chưa khi nào giảm đi, mà dày lên theo năm tháng. Nhìn vào những gì mà Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh, không ít người liên tưởng quan hệ Mỹ - Trung đang trượt theo quy luật “bẫy Thucydides” – ám chỉ về sự cạnh tranh giữa một siêu cường đang tại vị với một cường quốc đang lên.
Vì thế, quan hệ Mỹ-Trung luôn trong thế đối kháng về lợi ích, trong khi những bất đồng lại không ngừng được mở rộng. Việc không bên nào chịu bên nào, quyết tâm giành "ngôi vương" toàn cầu đưa mình lên vị trí siêu cường sẽ khiến đối đầu trở nên dai dẳng và không dễ bề kết thúc "một sớm, một chiều".
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Việt Nam calls for augmented efforts to protect civilians in conflicts
- ·Party leader hosts Greek President in Hà Nội
- ·Party inspections enhanced to avert violations
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Việt Nam joins Indo
- ·PM proposes Pasteur Institute to work with Việt Nam in vaccine research
- ·Field hospital team leaves for UN peacekeeping mission
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·NA deputies examine implementation of planning law and policies
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Party committees of 2016
- ·Defence Minister Phan Văn Giang receives US Ambassador
- ·UN promises support for Việt Nam's energy transition scheme
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·General Secretary Nguyễn Phú Trọng holds talks with South Korea’s President Yoon Suk
- ·Discussion outcomes will determine Việt Nam's accession to Indo
- ·PM Phạm Minh Chính pays tribute to heroic martyrs in Hà Tĩnh province
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Field hospital team leaves for UN peacekeeping mission