【kèo nhà cái u23】Cấp bách phòng chống hạn mặn
Do ảnh hưởng của El Nino,ấpbchphngchốnghạnmặkèo nhà cái u23 lượng mưa ít, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề ra các giải pháp phòng chống hạn mặn cao điểm mùa khô này được xem là cấp bách.
Ông Tô hàng ngày phải bơm nước ngọt để giữ ẩm cho cây bắp.
Hạn mặn vào cao điểm
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết mực nước trên các kênh, rạch và nội đồng trong tỉnh đang xuống nhanh, ở mức thấp và lên chậm theo triều từ ngày 8-11/4. Mực nước cao nhất tại trạm Phụng Hiệp từ 0,90-1,05m, tại trạm Vị Thanh từ 0,40-0,50m và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 0,10-0,25m.
Hiện tại, nguồn nước trên sông Hậu chảy vào tỉnh từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 đang thiếu hụt từ 10%-20% so với TBNN cùng thời kỳ. Dự báo từ ngày 3-15/4 lượng nước mặt trên sông Hậu chảy vào tỉnh không đủ so với nhu cầu sử dụng nước với tỷ lệ thiếu được dự báo cụ thể là huyện Long Mỹ thiếu từ 15%-22%, huyện Vị Thủy thiếu từ 8%-15%, thị xã Long Mỹ thiếu từ 6,5%-12,5%, thành phố Vị Thanh thiếu từ 4,5%-8,5% và huyện Phụng Hiệp thiếu từ 3,5%-7%. Các địa phương còn lại thiếu cục bộ với lượng không nhiều. Đây là một trong những đợt khô hạn, thiếu nước mặt cao nhất trong mùa khô 2024.
Trên sông Hậu, từ ngày 8-11/4, mặn ảnh hưởng nhẹ tới tỉnh khu vực huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy với nồng độ dưới 0,8‰. Xâm nhập mặn triều biển Tây trên sông Cái Lớn và kênh Chắc Băng từ ngày 7-4 tăng nhanh trở lại ở mức cao, sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch tỉnh Hậu Giang nên các địa phương và người dân cần chủ động có biện pháp thích ứng. Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Mặn ảnh hưởng triều biển Tây qua sông Cái Lớn và kênh Chắc Băng lên nhanh và ở mức cao, thời gian mặn xuất hiện cao nhất trong ngày từ 8-11 giờ và 15-19 giờ. Lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh trên sông, rạch không đủ cung cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sẽ thiếu ở một số địa phương của huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, một số xã ở thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy. Vì vậy, người dân cần có biện pháp tích trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong đợt cao điểm khô hạn này.
Ông Nguyễn Văn Tô, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, trồng gần 2 công bắp ở khu dân cư phường IV cho biết những ngày qua mức nước rất thấp nên việc bơm nước cho cây trồng này cũng rất khó khăn. Do trồng trên đất cát nên nước bốc hơi nhanh sau khi tưới và phải bơm nước hàng ngày để giữ ẩm cho cây, từ đó mà chi phí vụ này cũng tăng hơn các vụ trước đó. Hiện tại, cây bắp của ông mới hơn 30 ngày tuổi nên thời gian còn khá dài mới đến ngày thu hoạch trái.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực miền Tây Nam bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, ngày nắng nhiều và có nơi ở ngưỡng nắng nóng; trong thời kỳ này có ngày nắng nóng khả năng xuất hiện trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tại miền Tây Nam bộ phổ biến từ 33-350C, có nơi trên 360C. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều với xu thế lên dần vào cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,30m, tại Châu Đốc 1,50m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,1-0,15m.
Độ mặn cao nhất tại các trạm ở ĐBSCL phổ biến ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 4-2023. Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 75-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 50-62km; sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 60-65km; sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 45-55km; sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn 40-55km; sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn 45-50km. Ông Phùng Tiến Dũng, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho hay: Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam bộ khả năng tập trung trong tháng 4 và tháng 5-2024 (từ 8-13/4, từ 22-28/4, từ 7-11/5). Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Các đập thời vụ được đắp lại ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng.
Tăng cường ứng phó
Ông Ngô Minh Long, Gám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Ngành đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi chặt chẽ, dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thông tin kịp thời, bố trí cơ cấu mùa vụ cho hợp lý, cung cấp nguồn nước ngọt, đủ tưới trong thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt bảo vệ vụ lúa Hè thu. Hướng dẫn kỹ thuật đẩy mạnh phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt hạn chế. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, hoặc khi nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. Tăng cường công tác quan trắc mặn thường xuyên, vận hành các trạm bơm điện do tỉnh quản lý đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt người dân.
Để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng các Bộ và Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi sát tình hình, tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt. Tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân. Chủ động nạo vét các kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; rà soát, đánh giá khả năng lấy nước các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước và gia tăng xâm nhập mặn để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp. Bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả. Chỉ đạo vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước; hiện đại hóa, vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi, chống thất thoát, lãng phí nước.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương rà soát, đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hạ thấp mực nước trên các tuyến sông liên tỉnh đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi để có giải pháp khắc phục, bảo đảm hoạt động của công trình thủy lợi. Tổng hợp, báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan rà soát, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật...
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN&PTNT, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè; nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Nguy cơ tiếp tục xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là ở khu vực Trung bộ và Nam bộ. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế trong đại dịch Covid
- ·Tối đa trải nghiệm, MobiFone mang đến siêu ưu đãi cho các gói cước data
- ·Mac mini M4 với nút nguồn vô lý dưới đáy lần đầu được 'minh oan'
- ·Mô hình Soihub kỳ vọng thu hút phát triển công nghệ xanh
- ·Mạng xã hội tràn ngập hạnh phúc với chương trình ‘triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc’
- ·EU điều tra Temu của Trung Quốc: Nghi 'gây nghiện' cho người dùng
- ·Có nên bật/tắt TV trực tiếp từ ổ cắm điện?
- ·Hướng dẫn kiểm tra điện thoại 4G hay 2G một cách dễ dàng
- ·Có 7 Bộ và 12 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên 45%
- ·Chiếc điện thoại di động đầu tiên trong cuộc đua giữa AT&T và Motorola
- ·Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Campuchia về Việt Nam của CTS
- ·Chiến thắng của ông Donald Trump ảnh hưởng ra sao đến ngành smartphone?
- ·Máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới
- ·Quy mô nền kinh tế số Việt Nam vượt mốc 36 tỷ USD
- ·BHXH TP.HCM: Quyết tâm “về đích” trong 2 tháng cuối năm
- ·ShopeePay bị phạt 25 triệu đồng vì thiếu an toàn thông tin
- ·Không phải iPhone, đây mới là sản phẩm Apple gắn mác 'Make in Vietnam'
- ·Viettel nói gì về tốc độ 5G khi nhanh, lúc lại chậm hơn 4G?
- ·Đề xuất giữ nguyên thuế bảo vệ môi trường xăng dầu năm 2023 như hiện nay
- ·iPhone SE 4 sản xuất hàng loạt trong tháng 12, ra mắt sớm hơn dự kiến