【lich bong da hom】Hàng rào mềm
Thăm di tích Huế. Ảnh: Doãn Quang
Đó là vụ rải tiền từ khinh khí cầu để “truyền cảm hứng làm giàu” của một doanh nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh nhân sự kiện ra mắt cuốn sách của mình hôm 16/6. Trước đó một ngày,àngràomềlich bong da hom 15/6, các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đã xử phạt Công ty Carlsberg Việt Nam vì đã dán hình ảnh chai bia lên di tích Ngọ Môn để quảng cáo sản phẩm. Và cách đây mấy ngày, lại xảy ra chuyện ngôi mộ của một bà vợ vua Tự Đức bị san ủi trong khi thi công mặt bằng bãi đỗ xe tham quan lăng vua.
Ngay sau khi xảy ra “cơn mưa tiền”, nhiều người lên tiếng âu lo cho không gian văn hóa Huế. Trên trang facebook của mình, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương - chia sẻ rằng: “không gian văn hóa Huế đang trở nên rất mong manh”, “có cảm giác như người ta va chạm Huế không chút kiêng dè”. Ý kiến của nhà văn đã tạo ra một cuộc thảo luận của nhiều người quan tâm văn hóa Huế, cả người ở Huế lẫn người xa Huế. Nhiều người đồng tình với đề xuất cần phải xây dựng một “quy chế văn hóa đặc biệt” để bảo vệ Huế trước những hành xử xấu xí và thô thiển làm tổn hại không gian văn hóa của vùng đất này. Có ý kiến cho rằng, nên xây dựng một quy định kiểu như “hương ước”, vì với những hành xử “thiên về tính chất văn hóa, đạo đức hơn là pháp luật” này thì dùng “lệ làng” để ngăn chặn sẽ hiệu quả hơn “phép nước”...
“Quy chế đặc biệt” không khéo lại tạo ra sự cách biệt, khiến người ta e ngại “nước Huế”. “Hương ước” liệu có biến Huế thành “làng Huế” hay không? Đó là những khuyến cáo đòi hỏi phải hết sức thận trọng. Quy chế đặc biệt, quy định riêng hay gì đó nữa, còn phải đợi các chuyên gia và cơ quan chức năng trả lời. Nhưng rõ ràng những gì vừa diễn ra, đã diễn ra, cho thấy Huế, hay nói cụ thể là văn hóa Huế, cần phải có một bộ quy tắc ứng xử, như là một “hàng rào mềm” để bảo vệ.
Bộ quy tắc ứng xử là tập hợp các quy định về cách hành xử mang tính văn hóa, đạo đức; nhằm bảo vệ cho một cộng đồng, một tổ chức, bằng cách khuyến khích những việc tốt nên làm, hướng dẫn để tránh những hành vi làm tổn hại tình cảm, đạo đức, và cảnh báo nguy cơ có thể vi phạm pháp luật. Đây là một loại “hàng rào mềm”, khác với “hàng rào cứng” là luật pháp, đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có không ít hội đoàn, doanh nghiệp, cơ quan, trường học và địa phương xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Chính quyền thành phố Hà Nội còn ban hành đến hai bộ quy tắc ứng xử vào đầu năm 2017 này, một bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng và một bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động thủ đô. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì ban hành bộ quy tắc ứng xử trong du lịch, với những quy định và khuyến cáo cho du khách, người dân địa phương và các doanh nghiệp, cách ửng xử văn minh khi đi du lịch, làm du lịch. Và mới đây nhất, tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch.
Quy tắc ứng xử thường chỉ mang tính hướng dẫn, khuyến cáo, “mềm” như hàng rào chè tàu đặc trưng xứ Huế
Các bộ quy tắc ứng xử về văn minh du lịch này, cũng như bộ quy tắc ứng xử tương tự của các nước, đều quy định “tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương”, nhằm mục đích sau cùng vẫn là: thu hút du khách bằng cách bảo vệ bản sắc của chính mình, chứ không phải là chiều khách bằng mọi giá. Người Việt đi đến các vùng, miền trong nước hay đến các quốc gia khác, cũng như người các nước đến Việt Nam đều phải biết tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của bản địa. Điều đó là phép tắc hành xử “nhập gia tùy tục” đã có từ xa xưa.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử du lịch nhưng chưa kịp ban hành thì Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã ban hành bộ quy tắc ứng xử tương tự. Vì vậy, để tránh tình trạng “quy tắc chồng quy tắc”, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở này nhanh chóng xây dựng để sớm ban hành một quy chế du lịch Huế trên cơ sở bộ quy tắc của quốc gia. Quy chế này, có lẽ chính là cái mà nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc và nhiều người đã đặt ra sau sự cố “rải tiền” của vị du khách nọ.
Không phải những người đề xuất “quy chế đặc biệt” đề cao Huế, mà rõ ràng Huế thật sự là một vùng đất mang những giá trị văn hóa rất riêng biệt, cả về vật thể lẫn phi vật thể. Ngay cách mọi người gọi đùa “nước Huế” (hay “nước Huệ”), “làng Huế”... cũng đã cho thấy sự khác biệt của Huế. Mọi sự khác biệt đều cần phải được tôn trọng.
Và không chỉ khác biệt, văn hóa Huế còn bị xâm hại bởi vố số hành vi xấu xí, thô thiển khác. Không gian văn hóa Huế không chỉ bị tổn thương bởi du khách rải tiền trên phố,
viết vẽ bậy lên chuông chùa, ăn mặc hở hang vào nơi tôn nghiêm, mà còn thường xuyên bị ngay chính chủ nhân vùng đất này phá hỏng bằng việc xả rác, rải vàng mã, hàng rong, xích lô đeo bám...
Từ ngày 1/7, du khách vào tham quan những nơi tôn nghiêm thuộc khu di tích Cố đô Huế buộc phải ăn mặc lịch sự. Đó là quy định mới ban hành của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Một quy định đã được áp dụng từ rất lâu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thật ra, quy định này đã từng được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ban hành từ năm 2001, nhưng hồi đó, do cách ban hành đột ngột, thiếu những bước chuẩn bị kỹ lưỡng cùng các biện pháp hỗ trợ du khách, nên bị phản ứng và trở nên vô hiệu. Vì vậy, bộ quy tắc ứng xử hay quy chế du lịch Huế sắp ra đời cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, quy tắc ứng xử thì chỉ mang tính hướng dẫn, khuyến cáo, và rất khó để áp đặt các quy định chế tài vào đó. Nó chỉ là “hàng rào mềm”, mềm như cái hàng rào chè tàu rất đẹp nhưng không nghiêm ngặt như “bức tường bê tông” của luật pháp. Mọi vùng đất văn hóa không chỉ được bảo vệ bằng “bức tường bê tông” vững chãi của luật pháp, mà còn phải có thêm một hàng rào mềm mại của văn hóa. Vì vậy, việc bảo vệ không gian văn hóa Huế không chỉ đòi hỏi trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý, mà hơn hết phải đòi hỏi lòng tự trọng và hành xử tử tế của chủ nhân vùng đất văn hóa.
Dù chỉ một bước “đạp” rào là vào nhà, nhưng nếu chủ nhân không băng qua hàng rào chè tàu mềm mại bằng cách đó, thì du khách cũng sẽ không xé rào để vào ngôi nhà vườn xứ Huế mà hái hoa, bẻ cành!
Bài: MINH TỰ - Ảnh: PHẠM BÁ THỊNH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Gợi ý mô hình kinh doanh đắt khách tại shophouse Trung tâm Hành chính Thủ Thừa, Long An
- ·Chuyển dịch năng lượng Xanh: Chuẩn bị nguồn lực cho những việc làm mới
- ·Giá vàng hôm nay 27/9/2023: Vàng miếng SJC giảm 900.000 đồng/lượng
- ·Giá vàng hôm nay 12/11/2023: Vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh
- ·PNJ vào danh sách Fortune 500 của Đông Nam Á
- ·PNJ ghi danh Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/9/2023: Trong nước sẽ tăng bao nhiêu đồng một lít?
- ·Giá xăng tiếp tục được giữ nguyên, giá dầu tăng nhẹ
- ·Giá vàng hôm nay 20/10: Tăng dữ dội
- ·Kinh nghiệm sửa nhà cũ thành nhà mới tiết kiệm từ Xây Dựng An Thiên Phát
- ·Giá vàng hôm nay 05/9/2024: Bất ngờ vàng miếng giảm nửa triệu đồng
- ·So sánh cửa nhựa composite, cửa gỗ công nghiệp
- ·Thi công Đại Nghĩa
- ·Điện lực Long An khen thưởng đột xuất các lực lượng xuyên đêm khắc phục sự cố lưới điện
- ·Chồng đi xa, không phải người vợ nào cũng ngoại tình
- ·Nhân rộng phân loại rác tại nguồn
- ·Nông dân chung tay bảo vệ môi trường
- ·Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray
- ·Agribank Chi nhánh tỉnh Long An tri ân khách hàng mừng xuân Giáp Thìn 2024
- ·Tập trung di dời các trang trại, cơ sở chăn nuôi