【kết quả giải a úc】Nghề báo luôn trong tim
(CMO) Nghề báo là một nghề đầy ắp những kỷ niệm khó quên. Mỗi kỷ niệm là sự trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc, dệt nên những bức tranh sinh động về chuyện làm nghề. Những người đã, đang sống với nghề báo vẫn luôn tin yêu, tự hào và nhiệt huyết với nghề để góp sức thúc đẩy sự nghiệp báo chí cách mạng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng.
Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh) cho rằng, 98 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. So với nhiều tỉnh, thành trong khu vực, báo chí tỉnh nhà không ngừng lớn mạnh với đội ngũ những người làm báo có bước phát triển nhanh chóng, không chỉ về số lượng mà còn chú trọng đến rèn luyện đạo đức lối sống, học tập, nâng cao về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và lý luận chính trị. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phát huy ưu thế của 4 loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; từng bước đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; khai thác, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay chính là mâu thuẫn giữa công chúng và báo chí trước sự phát triển mạng lưới thông tin quá rộng, quá nhiều và nhanh chóng. Bây giờ, công chúng được lựa chọn thông tin. Thông tin nào nhanh, thông tin nào tốt, thông tin nào chính xác… thì được đón nhận, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ bị bỏ lỡ, báo chí không phát triển được. Do vậy, cần lấy công chúng làm trung tâm trong phát triển báo chí hiện đại, nhưng vẫn phải xác định rõ trách nhiệm hàng đầu là thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuân thủ tôn chỉ, mục đích đã đề ra.
Theo ông, nhà báo bây giờ phải rèn luyện, không ngại phản biện. Chủ trương của Ðảng, Nhà nước đúng thì phát động Nhân dân thực hiện; điều chưa phù hợp thì phải thông tin để Ðảng và Nhà nước uốn nắn, sửa chữa, bổ sung hoặc khắc phục. Có như vậy, báo chí mới thể hiện vai trò xung kích của mình trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
“Nghề báo đòi hỏi sự vận động và nhạy bén với thời cuộc, vì vậy báo chí phải đột phá, đi nhanh hơn trong chuyển đổi số”, Nhà báo Phạm Văn Tri nhấn mạnh.
Năm nay được xem là năm “bội thu” của Nhà báo Trịnh Hồng Nhi vì cùng lúc nhận được 2 giải thưởng báo chí quốc gia: giải C giải Báo chí quốc gia với tác phẩm “Hành trình chạy đua với tử thần” và giải C giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất với tác phẩm “Ðại biểu dân cử - Cần bắt đúng “mạch đập” Nhân dân - Giải quyết kiến nghị đúng đầu mối, rõ kết quả”. Chị cho đó là niềm vinh dự lớn, cũng là động lực vô cùng to lớn để tiếp tục làm nghề.
14 năm gắn bó, chị đặc biệt yêu thích thể loại báo phát thanh và bây giờ khi chuyển sang viết báo hình, chị tự nhủ dù thể loại nào đi nữa cũng cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Là phóng viên của đài, đơn vị đại diện cho tiếng nói của người dân Cà Mau, đối với mình để truyền tải được tiếng nói ấy thì người phóng viên phải nắm bắt được hơi thở, mạch sống của Nhân dân, từ đó phản ánh đúng thực trạng mà Nhân dân mong muốn”, chị Nhi tâm tình. Ðiều đó đã được minh chứng thông qua tác phẩm đoạt giải C Giải Diên Hồng khi đề cập những nội dung về những cán bộ dân cử gần dân, không chỉ là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân mà còn phải nắm đúng đầu mối, rõ kết quả để trở thành niềm tin động lực của Nhân dân.
Nhà báo Hồng Nhi cho rằng: “Trước tốc độ phát triển thông tin như vũ bão, người làm báo, nhất là thế hệ trẻ cần phải năng động theo kịp thời đại và bắt đúng vấn đề nổi cộm mà Nhân dân đang muốn được biết hơn những vấn đề mang tính lý thuyết. Tôi muốn viết những bài báo mà khi người dân xem, nghe phải đọng lại trong lòng họ chứ không phải để trôi qua vô thức”.
Nhà báo Nguyễn Thị Mộng Thường đến với nghề báo là cái duyên, chị luôn quyết tâm sống trọn vẹn với nghề. Mỗi chuyến đi, mỗi bài viết chị xem đó là bài học mà không có trường lớp nào dạy được.
Chị chia sẻ: “Bản thân thật hạnh phúc khi được truyền tải những giá trị từ thực tiễn ấy đến với bạn đọc một cách trung thực, khách quan. Năm nay, được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí, ngoài ghi nhận sự cống hiến 15 năm với nghề, tôi xem đây là “dưỡng chất” đặc biệt để tăng thêm sức mạnh, bồi dưỡng tâm trí, tiếp tục làm tốt công việc đi - nghĩ - viết”.
“Mảng đề tài xây dựng Ðảng là lĩnh vực rộng, không dễ viết và yêu cầu rất cao, nhưng chị vẫn đảm trách tốt và đã có nhiều tác phẩm đoạt giải báo chí. Chị có bí quyết gì không?” - Nhà báo Mộng Thường vui vẻ: “Tuy khó nhưng cũng là mảng đề tài đầy sức hấp dẫn. Ðể có được đề tài hay tôi phải nghiên cứu, đọc, theo dõi thông tin, nghị quyết chuyên đề… từ đó phát hiện nhiều vấn đề mới, khó, bức thiết đang đặt ra. Trong cách thể hiện, văn phong phải thật mềm, gần gũi, chân thực, chính xác để thu hút độc giả”. Chị cho rằng, xây dựng Ðảng chính là mảng đề tài góp phần rèn giũa bản lĩnh và nâng cao uy tín cho người viết.
13 năm theo nghề, với anh, tình yêu nghề đã tăng theo cấp số nhân. Từ những chuyến đi cơ sở, anh cảm và thêm yêu quê hương; càng tự hào hơn khi những bài viết của mình có hiệu ứng và tác dụng xã hội, có giá trị định hướng dư luận xã hội, lan toả trong cộng đồng. Chính điều này đã thôi thúc anh hăng say và sống trọn với nghề.
Và trong suốt ngần ấy thời gian, qua những chuyến đi thực tế, Nhà báo Lâm Phú Hữu cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh, những người yếu thế... Với lợi thế có cơ hội tiếp cận với nhiều nhóm thiện nguyện, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức nên anh đã tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, như trường học, cầu, nhà ở cho hộ nghèo, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học... với tổng giá trị hàng tỷ đồng.
“Ðằng sau những công trình ấy là những nụ cười, ánh mắt biết ơn, những cái bắt tay thật chặt của cô chú cao niên nơi bàn giao công trình đã thôi thúc tôi vượt lên khó khăn; tiếp tục hành trình thiện nguyện, kết nối yêu thương đến các vùng quê trong tỉnh”, anh trải lòng.
Với anh, động lực phấn đấu với nghề đơn giản đó là những tác phẩm báo chí được độc giả tiếp nhận; những ý kiến, kiến nghị được các ngành, địa phương ghi nhận và tiếp thu, có hướng khắc phục. Những địa phương nông thôn mới hiện hữu hàng ngày có những công trình an sinh do mình góp sức phát huy giá trị cao cũng là động lực để anh phấn đấu song hành cùng nhiệm vụ chuyên môn báo chí.
“Những tác phẩm báo chí đoạt các giải thưởng của tỉnh; bộ, ngành Trung ương là động lực rất lớn để trau dồi thêm nghề nghiệp; học hỏi thêm từ đồng nghiệp và bạn bè trong nghề; tăng cường vốn kiến thức làm báo trong thời đại 4.0”, Nhà báo Phú Hữu tâm tình./.
Băng Thanh - Lê Tuấn thực hiện
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bức xúc vì làm thêm giờ nhưng không được tính lương
- ·Tín dụng xanh: Giải pháp tài chính hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính
- ·Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng xanh
- ·BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh
- ·Người mẹ nghèo ung thư chỉ sợ con gái thất học
- ·Chiến dịch Mùa hè Xanh 2024 đã làm được gì cho hàng chục nghìn người dân?
- ·Dubai xanh hóa ngành hàng không với hệ thống pin quang điện lớn nhất thế giới
- ·Mercedes nổi bật trong danh sách xe điện hạng sang phân phối tại thị trường Việt
- ·Thương nhớ tháng ba
- ·Đẩy mạnh vận tải xanh hướng tới mục tiêu Net zero
- ·Daikin Việt Nam tặng quà Tết cho 100 gia đình khó khăn ở Hưng Yên
- ·Câu chuyện nông dân Việt Nam trồng lúa giảm phát thải mê
- ·Phát triển 1 triệu héc
- ·4 nguyên nhân xe cắm sạc nhưng không vào điện
- ·Xúc cảm bất ngờ từ câu chuyện của thầy giáo Danh Văn
- ·Tesla hé lộ công nghệ sạc ô tô điện không dây
- ·Việt Nam tham gia Diễn đàn Mạng lưới Sáng kiến Seoul Tăng trưởng Xanh lần thứ 19
- ·Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
- ·Đi nghĩa vụ có thể phấn đấu lên sĩ quan chuyên nghiệp được không?
- ·Đề xuất hỗ trợ giá điện bán cho các trạm sạc xe điện