【trận đấu vissel kobe】Kinh tế Việt Nam đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
Theo HSBC, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6%, nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện.
Trong đó, tăng trưởng quý II/2016 không đổi so với cùng kỳ năm ngoái (5,6%), đánh dấu bước phát triển tích cực. Ngành nông nghiệp và thủy sản tiếp tục đối mặt với vấn đề gián đoạn nguồn cung do những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, nhưng đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất.
Trong khi đó, đà tăng trưởng ở nhóm ngành thứ cấp cũng đã cải thiện, với mức tăng từ 7,1% trong quý I/2016 lên 7,6% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm ngành sản xuất tăng mạnh, bù đắp cho hoạt động xây dựng đang chững lại.
Nhóm ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực so với quý trước, tăng từ 6,0% trong quý I lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016. Còn nhóm ngành xuất khẩu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới suy yếu nhưng nhu cầu nội địa nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa sau năm 2016.
Theo HSBC, điều đáng mừng là chính mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài, cải thiện cán cân thương mại. Vì vậy, HSBC kỳ vọng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ tăng từ 0,5% năm 2015 lên 0,7% GDP trong năm 2016. Song, cán cân tài khoản vãng lai nhiều khả năng trở về mức thâm hụt trong năm sau do nhu cầu trong nước dồi dào giúp nhập khẩu tăng.
Cùng với đó, việc Việt Nam tiếp tục nhận nguồn FDI dồi dào đã giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi. Từ đầu năm đến tháng Sáu, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, HSBC dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng một chữ số cao thậm chí trong bối cầu nhu cầu quốc ngoại chậm lại.
Tuy nhiên, một rủi ro, theo HSBC là mức dự trữ ngoại hối vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ. Theo dữ liệu mới nhất từ IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015.
Dựa trên dữ liệu thương mại và danh mục đầu tư hiện có cùng báo cáo truyền thông tại chỗ, HSBC tin rằng nguồn dự trữ có thể đã hồi phục về mức 33,6 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu) trong quý I/2016. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn thấp, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động, ảnh hưởng đến tiền Việt Nam.
Cũng tại báo cáo này, HSBC dự báo lạm phát toàn phần của Việt Nam sẽ chạm mốc 4,9% vào cuối năm 2016 và đạt ngưỡng mục tiêu 5% của Nhà nước vào cuối nửa đầu năm 2017. Đáp trả lại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ nâng lãi suất ở kênh thị trường mở thêm 50 điểm cơ bản, lên mức 5,5% trong quý III/2017.
Tuy nhiên, do lợi nhuận không gia tăng đáng kể cùng với giá dầu suy yếu cho thấy thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, hạn chế khả năng nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định. Để giành lại cơ hội tài chính, theo HSBC, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều.
Trong ba cải cách quan trọng đang được thực hiện, HSBC cho rằng, đã có những tiến triển trong khu vực cải cách cải cách lĩnh vực ngân hàng thể hiện ở việc mới đây, Công ty quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) thông báo sẽ mua vào nợ xấu bằng tiền mặt.
VAMC hiện đã phát hành loại trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể sử dụng khoản thế chấp này nhằm đảm bảo tài trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế này không cho phép thực hiện quá trình tái cấp vốn ở các ngân hàng. Quá trình chuyển đổi sang loại hình “mua bán thực sự” tuy chỉ một phần nhưng cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình cắt giảm nợ xấu của ngân hàng.
Như vậy theo HSBC, với chi phí 2 nghìn tỷ đồng (tương đương 89,5 triệu USD), vẫn chưa thể khẳng định kế hoạch có phát huy tác dụng không, cơ sở vốn của VAMC có phần hạn chế trong tương quan so sánh với lượng nợ xấu quá lớn./.
Hoàng Lâm
(责任编辑:La liga)
- ·TP.HCM: Những người tự chữa khỏi Covid
- ·Khẳng định vị thế Việt Nam từ những chuyến công du của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
- ·Tổng thống Zelensky nêu điểm chính trong 'kế hoạch chiến thắng'
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp
- ·Xuất khẩu nông sản bằng đường biển, hàng không: Không phải câu chuyện ‘ngày một ngày hai’
- ·Bão Milton và Helene 'đổ bộ' vào bầu cử Mỹ
- ·Ukraine nhận 49 xe tăng M1 Abrams từ Australia
- ·Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam
- ·MB ủng hộ 10 tỷ đồng phòng chống dịch bệnh COVID
- ·Khẳng định vị thế Việt Nam từ những chuyến công du của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đại hội XIII thành công rất tốt đẹp
- ·Người đàn ông may mắn sống sót sau 67 ngày lênh đênh trên biển
- ·Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam
- ·Ukraine có nguy cơ bị 5 vạn quân Nga đánh bật khỏi Kursk
- ·PV GAS tiếp tục đồng hành và ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng dịch COVID
- ·Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam
- ·Việt Nam và Pháp đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng tầm hợp tác
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp
- ·Thủ tướng đề nghị người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch Covid
- ·Nỗ lực tìm kiếm công dân bị sóng biển cuốn trôi tại Nhật Bản