会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxhbd anh】Giải pháp “ba nhà nước" cho hòa bình Trung Đông!

【bxhbd anh】Giải pháp “ba nhà nước" cho hòa bình Trung Đông

时间:2024-12-23 12:26:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:612次

giai phap ba nha nuocquot cho hoa binh trung dong

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) bắt tay Tổng thống Israel Shimon Peres (trái) và Tổng thống Palestines Mahmoud Abbas thể hiện quyết tâm trước khi khởi động đàm phán tháng 7-2013.

Các cuộc hòa đàm Israel-Palestines,ảiphápbanhànướcampquotchohòabìnhTrungĐôbxhbd anh được Ngoại trưởng Mỹ khởi động lại từ tháng 7-2013, không có kết quả vì nhiều lý do, song nguyên nhân chính khiến tiến trình hòa đàm sụp đổ là việc Israel tiếp tục thực dân hóa đất đai của người Palestines, dẫn đến việc loại trừ "giải pháp hai nhà nước". Thêm vào đó là sự khăng khăng của cánh hữu Israel rằng không thể nhượng bộ về các vấn đề lãnh thổ như Jerusalem, hay quyền trở về của người Palestines. Đây chính là lý do khiến ông Kerry thực sự không bao giờ có cơ hội thành công ở Trung Đông.

Một trở ngại khác của hiệp định hòa bình là sự phân chia giữa dải Gada và Bờ Tây do hai phong trào Hamas và Fatah của Palestines kiểm soát. Sự phân chia này cũng bắt nguồn từ sự không khoan nhượng của Mỹ và Israel, nhất là việc họ từ chối chấp nhận thắng lợi của Hamas trong cuộc bầu cử năm 2006, cũng như công nhận nhóm này là đại diện hợp pháp của người Palestines. Chính sách này đã khuyến khích Fatah không nhường bất kỳ quyền lực nào cho Hamas tại Bờ Tây, đồng thời "châm ngòi" sự chia rẽ tại các khu vực Palestines bị chiếm đóng.

Trước những khó khăn này, giới phân tích cho rằng việc Tổng thống Barack Obama không thể gây áp lực để thực thi thỏa thuận giữa Israel và Palestines đã làm dấy lên câu hỏi về sự cần thiết phải đánh giá lại toàn bộ chiến lược Trung Đông của chính quyền Mỹ. Thất bại này cũng củng cố thêm ý kiến cho rằng nước Mỹ đang bất lực và phải rút ra nhiều bài học. Mặc dù Tổng thống Obama gần như chắc chắn không thay đổi chính sách của mình, song đối với nhiều người, việc xác định lại các mục tiêu của Mỹ trong cuộc tranh chấp giữa Israel-Palestines là cần thiết nhằm giúp vị tổng thống kế tiếp của nước Mỹ không phạm phải sai lầm tương tự.

Trong hơn hai thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thường đồng tình với đòi hỏi của Palestines về việc thành lập một nhà nước Palestines bao gồm Dải Gaza và khu Bờ Tây. Chừng nào mục tiêu ngoại giao của Washington vẫn là "giải pháp hai nhà nước" (Israel và Palestines), chừng đó mâu thuẫn cơ bản giữa khát vọng và thực tế sẽ làm cho mục đích của Mỹ không bao giờ trở thành hiện thực. Sẽ không thể có "hai nhà nước chung sống cùng nhau trong hòa bình và an ninh" khi một trong hai "nhà nước" này trong tương lai gần không thể đáp ứng yêu cầu thực tế cơ bản trong việc gia nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có việc thiếu tính hợp pháp của nó.

Thay vì theo đuổi khái niệm sai lầm về "hai nhà nước", các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên tìm các giải pháp khả thi khác nhằm giúp người Palestines được sống trong môi trường an ninh, tăng trưởng kinh tế và dưới một chính phủ có trách nhiệm. Không có một giải pháp thay thế hoàn hảo, song giải pháp khả thi nhất là gắn các cộng đồng Palestines khác nhau ở Bờ Tây và Dải Gaza vào các quốc gia Arab láng giềng tiếp giáp là Jordan và Ai Cập. Đây được gọi là "giải pháp ba nhà nước". Jordan đã quản lý thành công khu vực Bờ Tây từ cuối thập niên 1940 cho tới chiến tranh Arab-Israel năm 1967. Hiện nay, Israel, Jordan và Palestines nên vẽ các đường ranh giới mới của khu Bờ Tây thể hiện công thức “đổi đất lấy hòa bình” theo Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Jordan có thể tương đối dễ dàng khôi phục chủ quyền đối với các phần của khu Bờ Tây mà không nhập vào lãnh thổ Israel.

Vấn đề tranh cãi là sự biến mất của Jerusalem với tư cách là Thủ đô của Palestines khi Amman trở thành Thủ đô của một nước Jordan mở rộng. Người Palestines có thể nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế và tham gia vào đời sống chính trị của Jordan. Một giải pháp như vậy sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dân Palestine về sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Thỏa thuận hòa bình Israel-Jordan hiện tại sẽ giúp đảm bảo rằng Israel và Jordan được mở rộng có thể tiếp tục chung sống với nhau một cách hòa bình.

Dải Gaza là một vấn đề khó khăn hơn. Tuy nhiên, đưa nó vào Ai Cập rõ ràng là một giải pháp tốt hơn là để nó trở thành tổng hành dinh cho Hamas và các nhóm khủng bố. Chính phủ quân sự hiện tại và tương lai của Cairo có thể không được hình thành từ nền tảng dân chủ kiểu Mỹ, song nó sẽ thay thế Hamas và có lẽ sẽ không khoan dung đối với chủ nghĩa khủng bố nằm trong biên giới Ai Cập mới. Hội nhập kinh tế của Gaza vào Ai Cập sẽ có nhiều khó khăn hơn so với hội nhập Bờ Tây vào Jordan, tuy nhiên không có lựa chọn nào tối ưu hơn.

Tuy nhiên, việc tuyên bố chấm dứt công cuộc tìm kiếm "giải pháp hai nhà nước" không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, sẽ là dễ hiểu khi Ai Cập và Jordan tỏ ra miễn cưỡng trong việc kiểm soát các vùng lãnh thổ có vấn đề này. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ và đảm bảo quốc tế cho các nỗ lực này. "Giải pháp ba nhà nước" cũng sẽ không dễ dàng, song ít nhất nó có tính thực tế và khả thi hơn trong bối cảnh giải pháp "hai nhà nước" đang trở thành "nhiệm vụ bất khả thi".

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cô đơn bên chồng già và ngôi nhà triệu đô!
  • Xung quanh tin đồn thỏa thuận bí mật để bà Yingluck rời khỏi Thái Lan
  • [Infographics] Các mảnh vỡ của MH370 đã được tìm thấy
  • Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt xung đột ở Yemen
  • Hồ sơ công chứng có giá trị không khi đánh mất sổ đỏ?
  • Mỹ trao cho Philippines hệ thống radar giám sát trên biển
  • Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ lại gặp thất bại khi thử nghiệm
  • Tổng thống Iran lên án kế hoạch mới của Mỹ đối với Syria
推荐内容
  • Có nhà chứa rác cũng như không.
  • Vụ khủng bố tại New York : Ác mộng có thật trong lễ Halloween
  • Trung Quốc: Xảy ra vụ sạt lở đất thứ hai tại huyện Mậu, Tứ Xuyên
  • Vụ khủng bố tại New York : Ác mộng có thật trong lễ Halloween
  • Bảo hiểm thất nghiệp cho người thai sản tính thế nào?
  • Việt Nam là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ