会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số sevilla】Dự kiến nhiều thay đổi về chính sách học phí đại học!

【tỉ số sevilla】Dự kiến nhiều thay đổi về chính sách học phí đại học

时间:2024-12-23 17:42:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:620次

Theựkiếnnhiềuthayđổivềchínhsáchhọcphíđạihọtỉ số sevillao đại diện Vụ Kế hoạch, tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, với các trường tự chủ tài chính và trường tư được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, mức thu học phí cụ thể từng năm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực phù hợp với điều kiện thực tế của các vùng miền của địa phương và mức tăng học phí hàng năm căn cứ theo chỉ số giá tiêu dùngdo Nhà nước công bố.

Dù là loại hình nào, tất cả các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho cả lộ trình, khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục quy định.

Trước thông tin một số trường đã dự kiến mức tăng học phí trong năm học này, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, Bộ đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Tại Dự thảo Nghị định Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch họa.

Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân. Do vậy tại Dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh.

Dự thảo Nghị định thay thế đã mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, bổ sung nhiều chính sách mới để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội, tập trung hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận giáo dục.

Bên cạnh các chính sách mới, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP vẫn được giữ nguyên cho giai đoạn từ năm học 2021-2022 về sau.

Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 và tăng cường trách nhiệm giải trình trước người học về các mức thu.

Đồng thời đề nghị các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, lộ trình tăng học phí (nếu có) đảm bảo đúng định mức kinh tế-kỹ thuật.

Về một số nội dung khác về học phí tại Dự thảo thay thế Nghị định 86, theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, dự thảo lần này còn gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập. Đây là điểm mới mà Nghị định 86 chưa quy định đến, nhằm đảm bảo mức thu học phí tương xứng với chất lượng giáo dục.

Với các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng theo dự thảo Nghị định, thực hiện mức thu học phí không quá mức trần nhà nước quy định.

Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2-2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.

Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với xã hội về chất lượng giáo dục đào tạo phải tương xứng với mức thu học phí; quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học.

Riêng mức thu học phí năm học 2021-2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020-2021 đã thu do cơ sở đào tạo quy định.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tất bật gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2024
  • Giá dầu thế giới tăng khoảng 1%
  • Tăng thuế thuốc lá bảo vệ sức khỏe người dân
  • Audi A5 Coupe 2014
  • Tôm tăng giá trở lại
  • Các mẫu nước của Nhà máy nước sông Đà đã đạt quy chuẩn
  • Bão Kalmaegi suy yếu nhanh, Bắc Bộ sáng và đêm trời rét
  • Thêm sân khấu rối nước thu nhỏ phục vụ khán giả Thủ đô
推荐内容
  • Giá xăng tiếp tục giảm, RON95 xuống mức gần 22.000 đồng/lít
  • TP.HCM: Tháo gỡ hơn 2.500 vướng mắc của người nộp thuế
  • Xét nghiệm nước miễn phí cho người dân sử dụng nước sông Đà
  • Nhiều chuyến bay của Vietjet bị hủy, hoãn vì Bão số 5
  • Giá xăng dầu hôm nay 19/9/2023: Trong nước sẽ tăng bao nhiêu đồng một lít?
  • 'Trường học Athens': Hoà hợp và trân trọng giữa các trí tuệ lớn