【mu vô địch c1】Bảo vệ bản quyền trong chuyển đổi số ngành thư viện
Bộ Văn hóa,ảovệbảnquyềntrongchuyểnđổisốngànhthưviệmu vô địch c1 Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa tổ chức Hội thảo “Bản quyền trong chuyển đổi số ngành thư viện”. Hoạt động nhằm triển khai Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021.
Tài nguyên thông tin là thành tố quan trọng
Bà Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL khẳng định: “Xây dựng và phát triển dữ liệu số là khâu quan trọng khi thực hiện chuyển đổi số; đã và đang được các thư viện trên cả nước đẩy mạnh. Trong quá trình này, vấn đề bản quyền ngày càng quan trọng, tạo nên thành công của thư viện”.
Theo bà Kiều Thuý Nga, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL), thư viện số là yêu cầu bắt buộc và xu thế tất yếu trong kỷ nguyên số, với yếu tố cốt lõi là nguồn tài nguyên thông tin dạng số. Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng về chuyển đổi số và vấn đề thực thi bản quyền trong thư viện; làm rõ kết quả đạt được cũng như hạn chế, khó khăn trong quá trình xử lý vấn đề bản quyền vào thực tiễn chuyển đổi số thư viện.
Theo quy định của Luật Thư viện, với nguyên tắc lấy bạn đọc làm trung tâm; bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thư viện của tổ chức, cá nhân, thư viện có trách nhiệm phải tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong đó, việc tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ tập trung bảo đảm thực thi các quy định về quyền tác giả đối với phát triển và phục vụ tài nguyên thông tin, đặc biệt là tài nguyên thông tin số.
Thực thi quyền tác giả trong hoạt động chuyển đổi số
Về tình hình thực thi quyền tác giả trong chuyển đổi số ngành thư viện những năm gần đây. Bên cạnh hoạt động chính như mua bổ sung sách, báo, tài liệu từ các đơn vị cung cấp, các thư viện đã phát triển nguồn tài nguyên thông tin bằng phương pháp nhân bản, chuyển đổi định dạng theo phương thức truyền thống hoặc theo hình thức mua quyền sử dụng, số hoá tài liệu.
Theo đó, nhiều thư viện, trung tâm thông tin đã xây dựng và tích lũy nguồn tài nguyên thông tin đồ sộ như: Thư viện Quốc gia Việt Nam (hơn 180.000 sách, số báo được số hoá tương đương 10 triệu trang tài nguyên số, luận án tiến sĩ, sách, báo, tạp chí Đông Dương, sách Hán Nôm), Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM (số hoá 5.812 tài liệu, số hoá sách dự án giai đoạn 2019-2022 gồm 11.018 sách, 71.801 số báo)…
Bà Thúy Nga nhấn mạnh, khi phục vụ người sử dụng thư viện, việc thực thi quyền tác giả được đánh giá rõ nét nhất đối với các hoạt động cung cấp bản sao; cung cấp tài liệu số toàn văn và dịch vụ chuyển dạng tài liệu; cung cấp tài nguyên thông tin để tham gia liên thông thư viện...
Thực tế một số thư viện lớn đã chuyển đổi định dạng để tạo ra tài liệu đặc biệt phục vụ đối tượng bạn đọc khuyết tật thị giác. Là đơn vị thực hiện số hóa tài liệu sớm nhất (1998), từ năm 2003 đến nay, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã tiến hành tạo sách nói để phục vụ tại thư viện và lưu động đối với người khiếm thị.
Hiện nay, trong số 63 thư viện công cộng cấp tỉnh, có 21/63 thư viện thường xuyên triển khai các hoạt động dành cho người khuyết tật.
Đương đầu với vi phạm quyền tác giả
Về công tác xử lý vi phạm về quyền tác giả trong hoạt động thư viện, bà Kiều Thuý Nga chia sẻ, chưa có vi phạm về quyền tác giả bị xử lý. Một phần do các thư viện nhận thức được trách nhiệm phải tuân thủ điều luật liên quan tới quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ, phần do người làm công tác thư viện phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, báo cáo của các thư viện cũng chỉ ra một số hành vi có nguy cơ hoặc vi phạm bản quyền trong hoạt động thư viện số như: hành vi sao chép, tạo lập để phát triển tài nguyên thông tin trái quy định pháp luật; sử dụng tài liệu mà không có sự cho phép của người sở hữu tác phẩm; thư viện có thiết bị sao chép chưa kèm thông báo về việc tạo bản sao phải tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả.
Để đảm bảo việc thực thi bản quyền trong hoạt động chuyển đổi số, các thư viện tiếp tục đối diện thách thức về quyền tác giả, bản quyền trong quá trình chuyển đổi số, thực thi quyền sao chép hoặc thiếu biện pháp xử lý để bảo vệ tài nguyên...
Th.s Trần Nữ Quế Phương cho hay, với mong muốn phát huy tối đa chức năng của thư viện, hạn chế vi phạm bản quyền tác giả, Thư viện Quân đội đã áp dụng nhiều hình thức quản lý khác nhau trên các phần mềm và trang web; tuân thủ quy định “sao chép hợp lý một phần tác phẩm” của Luật Sở hữu trí tuệ; ưu tiên số hóa tài liệu…
Nhằm phục vụ, chia sẻ tài liệu số hiệu quả và theo đúng luật định, đại diện Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM - Th.s Vĩnh Quốc Bảo đề xuất tổ chức tập huấn các chuyên đề liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, biên soạn và cung cấp tài liệu tuyên truyền về tuân thủ luật cho cộng đồng, cũng như đàm phán với các nhà xuất bản cung cấp bản copy điện tử để lưu trữ lâu dài…
Để vấn đề bản quyền tác giả được thực thi có hiệu quả trong các thư viện Việt Nam, ông Lê Đức Thắng, Trưởng phòng Tin học, Thư viện Quốc gia kiến nghị bổ sung các giải pháp tăng cường vai trò của cơ quan quản lý thư viện, cũng như vai trò của chính Thư viện Quốc gia, Hội các thư viện lớn; chỉ định cần có nhân viên bản quyền, tiến hành giáo dục bản quyền, biên soạn tài liệu hướng dẫn về bản quyền…
Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để khuyến khích, phát triển văn hoá đọcHĐND TP. Hà Nội thống nhất miễn phí sử dụng thư viện trên địa bàn để khuyến khích, phát triển văn hoá đọc.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Thực hành khám chữa bệnh tối thiểu 12 tháng mới được công nhận là bác sĩ quân y
- ·Công an TP Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo
- ·Chính phủ yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề trong cơ chế mua bán điện trực tiếp
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
- ·Trung Quốc gom mua cau non giá cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo không trồng ồ ạt
- ·Ra quân điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Mở rộng hợp tác Việt Nam
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Chỉ có 7 quốc gia trên toàn cầu đáp ứng được tiêu chuẩn không khí của WHO
- ·PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Tạp chí Thanh niên 62 năm xây dựng và phát triển
- ·Lấy ý kiến góp ý dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về Phương tiện giao thông đường bộ
- ·WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần xác định rõ tiềm năng riêng có, đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng