会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq t】Tác động và hiệu ứng phụ của chính sách hỗ trợ!

【kq t】Tác động và hiệu ứng phụ của chính sách hỗ trợ

时间:2025-01-11 03:08:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:268次
Chính sách hỗ trợ sẽ có tác động vừa kích cung,ácđộngvàhiệuứngphụcủachínhsáchhỗtrợkq t vừa kích cầu.

Tác động tích cực

Lâu nay thường chỉ đề cập kích cầu, mà ít đề cập đến kích cung. Kích cầu tuy trực tiếp nhằm tới tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng, nhưng cũng sẽ gián tiếp kích cung. Do vậy, hiện nay phải đề cập trực tiếp tới kích cung trong nước.

Tổng cung năm 2021 có 3 điểm đáng lưu ý.

Một là, tăng trưởng cung ở trong nước (GDP) chỉ đạt 2,58% - mức rất thấp.

Hai là, tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.

Ba là, GDP năm 2020 tăng thấp, nhưng tổng cung khá cao nhờ mức xuất siêu hàng hóa rất lớn (gần 20 tỷ USD), trong khi năm 2021 tăng thấp hơn, xuất siêu giảm chỉ còn 4 tỷ USD; mức nhập siêu dịch vụ năm 2021 lớn hơn nhiều so với năm trước (15,73 tỷ USD so với 10,28 tỷ USD).

Tổng vốn đầu tưphát triển toàn xã hội năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước (2020 tăng 5,8%, 2019 tăng 10,2%, 2018 tăng 11,2%…). Nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng khá (7,2%), nhưng có một phần đã bị “chôn” vào vàng, bất động sản, tiền ảo, được “lái” vào trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán… Nguồn vốn khu vực nhà nước năm 2021 giảm 2,9% (trong khi năm 2020 tăng 14,7%). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giải ngân năm 2021 giảm 1,1% và là năm thứ hai liên tiếp giảm.

Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 nguồn. Tỷ trọng tự cấp tự túc tăng (từ dưới 10% trước đại dịch tăng lên trên 20% sau đại dịch). Trong khi đó, tỷ trọng tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường giảm từ trên 90% xuống còn dưới 80%. Tổng mức bán lẻ năm 2021 giảm 3,8%, với nguyên nhân chủ yếu là thu nhập bị giảm do thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng, cộng hưởng với tâm lý tiết kiệm…

Do vậy, chính sách hỗ trợ sẽ có tác động vừa kích cung, vừa kích cầu.

Hiệu ứng phụ

Bên cạnh những kết quả tích cực, thì chính sách hỗ trợ cũng có thể gây ra hiệu ứng phụ, cần được giám sát và xử lý kịp thời.

Hiệu ứng phụ được đề cập nhiều nhất là lạm phát. Lạm phát có thể tăng cao do nhiều yếu tố. Có yếu tố mang tính chất toán học là số gốc so sánh là CPI và giá USD năm 2021 thấp sẽ làm cho CPI năm 2022 tăng cao. Có yếu tố do hiệu ứng phụ của gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng trong 2 năm đối với lạm phát. Có yếu tố do tổng cầu chuyển từ giảm trong năm 2021 sang tăng tương đối cao trong năm 2022. Có yếu tố do sự chuyển động của dòng tiền từ một số thị trường, như vàng, bất động sản, tiền ảo, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… trở lại với thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, gây áp lực lên lạm phát…

Nhập khẩu lạm phát trong năm trước làm tăng chi phí sản xuất sẽ chuyển sang gây áp lực đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và tiếp tục diễn ra trong năm nay, gây lạm phát ở trong nước. Trong khi đó, chính sách tiền tệ ở các nước lớn, đặc biệt là việc chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt, sẽ cản trở sự nới lỏng ở Việt Nam. Tỷ giá ở trong nước được kiềm chế từ mấy năm nay cũng làm cho tỷ giá thương mại giảm, nên tác động bất lợi đối với xuất khẩu, có lợi cho nhập khẩu, tạo sức ép cho tỷ giá VND/USD tăng… Việc giám sát và xử lý tập trung vào việc điều hành cấu phần tín dụng tăng theo hỗ trợ lãi suất từ ngân sách để “rút củi đáy nồi” và tăng lãi suất tiền gửi để hút bớt tiền từ lưu thông vào ngân hàng.

Hiệu ứng phụ nữa là dòng tiền hỗ trợ không được đưa hết vào sản xuất, kinh doanh, hoặc tiêu dùng theo các đối tượng cần hỗ trợ, mà bị “lái” vào các kênh đầu tư như tiền ảo, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán…). Khi các kênh này gặp rủi ro sẽ quay trở lại gây áp lực đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Một hiệu ứng phụ khác là tăng bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia. Đối với ngân hàng, hiệu ứng phụ là tăng nợ xấu. Mặc dù nợ xấu nội bảng cuối năm 2021 ở mức 1,92%, được cho là cao hơn tỷ lệ 1,69% cuối năm 2020, nhưng nếu tính cả nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, thì con số này có thể cao hơn  7%.      

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
  • Dự án bệnh viện đa khoa 1.500 giường: Khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng
  • Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
  • Điều chỉnh quy hoạch Khu dịch vụ cuối tuyến Đình Vũ
  • Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
  • Chuyên gia hiến kế giải quyết thách thức bảo mật từ AI tạo sinh
  • Tuyên bố không tuyển Gen Z vì bản tính thô lỗ, nhà tuyển dụng gây tranh cãi
  • Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc: Thêm một dự án đất nền chào bán ra thị trường
推荐内容
  • Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
  • Yên Bái ghi nhận một trường hợp nhập cảnh dương tính với SARS
  • Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng thấy
  • An Phú Shop – villa: Cơ hội đầu tư biệt thự mặt phố Hà Nội siêu lợi nhuận
  • 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe 
  • Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Sông Hồng