【tl keo malaysia】Nghề câu cá mập của ngư dân Khánh Hòa
Nghề câu cá mập mang lại cuộc sống ấm no
TheềcâucámậpcủangưdânKhánhHòtl keo malaysiao tin tức từ báo Lao Động, khi tới Thủy Đầm, có thể thấy dấu tích của một làng chài nghèo ở ngay khu sầm uất nhất với san sát biệt thự và nhà cao tầng, với cái cổng chào hoành tráng bằng bê tông kẻ vẽ tinh tươm: “Làng văn hóa Thủy Đầm”. Nhiều ngôi nhà thấp tè, lợp ngói đỏ cũ kỹ. Các ngõ vào đều bé đến mức hai xe máy tránh nhau rất khó. Làng nằm dốc mình ra phía biển. Rãnh thoát nước không có, người ta lấy bê tông be hai cái bờ nho nhỏ ở giữa tim mỗi con đường để nước thải, nước mưa theo đó trôi tuột ra biển.
Chủ của một trong những ngôi nhà làm theo lối biệt thự với gỗ, đá ốp đắt tiền (mà lại cao tầng), là anh Trương Quốc Bảo. Bên cạnh là nhà Trương Toàn, em trai anh Bảo, cũng biệt thự cũng tàu lớn đánh cá mập với 10 nhân viên lừng lững giống như anh mình. 12 tuổi đã phăm phăm cùng cha đi biển đánh cá lớn. Trước, tàu nhỏ, lương thực và dầu, đá lạnh có ít, cha con anh Bảo chỉ dám đánh bắt cá ở ngoài lộng, cách nhà vài giờ đi thuyền gỗ.
Ngôi làng Thủy Đầm khang trang nhờ nghề câu cá mập. Ảnh: Lao Động
Khoảng 8 năm gần đây, được Nhà nước cho ưu tiên vay vốn, dám nghĩ lớn, đóng tàu lớn, anh Bảo và khoảng 20 chủ tàu nữa ở Thủy Đầm bắt đầu vươn khơi, tới các ngư trường không thể xa xôi và sóng gió hơn: Trường Sa, Hoàng Sa. Cưỡi con tàu 500 mã lực, trị giá gần 3 tỉ đồng, đang đóng thêm một con tàu lớn hơn nữa, đắt đỏ hơn nữa, vậy nhưng ông tỉ phủ làng chài này vẫn chưa bao giờ biết chữ. Không biết một chữ nào, chưa bao giờ đi học, rất nhiều ngư dân tỉ phú khác ở Thủy Đầm cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Nghề câu cá mập là nghề nguy hiểm, tốn công sức nhất trong tất cả các thể dạng mưu sinh trên biển lớn nhưng cũng nhờ đó mà nhân dân Thủy Đầm mới có cuộc sống ấm no, sung túc như hôm nay. Làng Thủy Đầm nay đã có nhiều nhà tầng, biệt thự nhờ nghề câu cá mập ngoài ngư trường Hoàng Sa.
Tận cùng nguy hiểm của nghề câu cá mập
Để có cuộc sống sung túc, nhà cao cửa rộng như vậy, những người đàn ông Thùy Đầm đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Cá mập là loài cá dữ được xem là “hung thần biển cả”, dù cho người làng Thủy Đầm quen gọi nó với một cái tên nghe hiền hơn: cá nhám. Lão ngư Lê Văn Trí (71 tuổi) - trước đây có nhiều năm làm trưởng thôn trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ: “Đời cha ông chúng tôi, thuyền không có máy móc gì, đi câu cá nhám rất nguy hiểm, nhiều người phải bỏ mình giữa biển vì sinh nghề tử nghiệp”.
Có người bị cá quẫy văng xuống biển, vùi thây trong bụng cá hoặc bụng biển, vĩnh viễn không ai biết. Bản thân các ngư dân Thủy Đầm, trước khi vươn khơi, hầu hết họ và gia đình đều phải thắp nhang cầu khấn. Không mê tín dị đoan đâu, nhưng trong đáy lòng, họ hiểu rằng đối mặt với biển cả, sóng cao như nóc nhà, cá lớn như thủy quái, tàu hơi lơn lớn, sức con người thôi chưa bao giờ là thứ neo giữ đủ an toàn cả. Họ cần bấu víu vào một niềm tin cao hơn. Có đi câu cọp biển mới biết đời người săn cá mập không chỉ khiến vợ, con, cha mẹ, anh em, hàng xóm ở nhà phải “hồn treo cột buồm” mà chính các ngư phủ cũng luôn có cảm giác mạng sống của mình treo nơi ngọn sóng.
Nghề câu cá mập mang đến giá trị kinh tế cao nhưng sự nguy hiểm cũng "vô địch". Ảnh: Tuổi trẻ
"Bọn tôi không sợ sóng gió, không ngán loài cá “hung thần biển cả”, chỉ căng thẳng khi đối mặt với tàu Trung Quốc” - anh Phan Hạnh bày tỏ. Vì đặc thù của nghề câu cá mập cần thường xuyên phải có cá mồi sống bắt ở ven các rạn đảo, nên chuyện đụng tàu Trung Quốc là chuyện “cơm bữa”. “Chuyến đi mới nhất, tàu của tôi đang đánh bắt gần đảo Bạch Quy thì một tàu lớn trắng toát súng ống đầy đủ của Trung Quốc bất ngờ chạy tới bắn chỉ thiên liên tục. Tôi phải cho tàu tránh đi. Nó đuổi theo, tôi cho tàu chạy xà quần. Sau 12 giờ vây ép thì nó mỏi không đuổi nữa. Đợi nó đi khuất mình lại câu tiếp”.
Ngư dân Thủy Đầm cho biết không chuyến đi câu cá mập nào mà không gặp tàu Trung Quốc. Bình thường thì tàu Trung Quốc đuổi suông. Hung hơn thì chúng bắn chỉ thiên. Hung nữa thì chúng bắn pháo ngay trên đầu. Nhiều ngư dân nói khi còn ở đất liền nghe tàu Trung Quốc hung dữ cũng ngại, nhưng khi ra Hoàng Sa gặp nó liên tục thì chẳng sợ gì. “Giống như người lính đánh trận riết rồi quen tiếng súng vậy” - anh Hạnh nói. Kinh nghiệm của ngư dân Thủy Đầm là khi gặp tàu Trung Quốc, phải điều khiển tàu chạy lòng vòng cho nó nản, nhưng không được hạ ga. “Dù nó chạy sát mình đến mức nó lấy chai bia ném qua dễ dàng, nhưng mình luôn chạy nhanh, không hạ ga thì nó có gan trời cũng không bao giờ dám nhảy qua tàu mình” - anh Trương Quốc Bảo khẳng định.
Thái Hà(tổng hợp)
Phát hiện thuốc sụn cá mập, glucosamin của Mỹ không an toàn cho người sử dụng(责任编辑:La liga)
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·An Giang tổ chức lễ cải táng 168 hài cốt liệt sỹ
- ·Trên 8.400 người được tuyên truyền về ma túy, mại dâm
- ·Nỗ lực bảo vệ môi trường
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Bé gái có nguy cơ tháo khớp chân nếu không đủ tiền chữa trị
- ·3 địa phương có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 80%
- ·Có 82% học sinh cấp tiểu học biết bơi
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Xây dựng con người Ngã Bảy văn minh, thanh lịch, giàu lòng mến khách
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Người nuôi heo điêu đứng
- ·Mang niềm vui cho em
- ·An Giang tổ chức lễ cải táng 168 hài cốt liệt sỹ
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Quy trình mới về thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
- ·Chuyện kể về những chú chó ở Trường Sa
- ·Tuổi nghỉ hưu sẽ nâng lên 62 với nam và 60 với nữ từ 1
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Xảy ra 28 trường hợp trẻ em bị xâm hại