【lich.thi dau bong da】Tần số phải giải quyết bài toán bền vững, xanh, mở, thông minh và an toàn
Sáng 10/6,ầnsốphảigiảiquyếtbàitoánbềnvữngxanhmởthôngminhvàantoàlich.thi dau bong da Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (8/6/1993 - 8/6/2023).
Từ năm 1992 trở về trước, công tác quản lý tần số vô tuyến điện ở Việt Nam rất phân tán, do nhiều bộ, ngành khác nhau quản lý mảng thông tin chuyên dùng của mình như quân đội, công an, phát thanh truyền hình...
Theo ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, bộ máy quản lý của Tổng cục lúc đó rất nhỏ, trang thiết bị kỹ thuật không có gì, nhân lực yếu kém, do đó chủ yếu quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, các đơn vị, các đài vô tuyến điện trong ngành bưu điện, có ấn định và cấp phép cho một số mạng chuyên dùng nhỏ như của giao thông vận tải, của thuỷ sản...
"Nhận thấy các yếu kém cả về cơ chế quản lý, hành lang pháp lý cũng như đội ngũ và cơ sở vật chất về quản lý tần số còn lạc hậu, khi xây dựng nghị định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, chức trách trong nhiệm kỳ Chính phủ mới, Tổng cục Bưu điện đã đưa vào đó nội dung về hệ thống quản lý tần số ở Việt Nam", ông Mai Liêm Trực hồi tưởng lại.
Trên cơ sở nghị định đó của Chính phủ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin di động, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ban hành quyết định thành lập Cục Tần số Vô tuyến điện vào năm 1993.
Khi mới thành lập, nguồn lực của còn hạn chế, chỉ có 30 cán bộ, 3 phòng và 3 trung tâm kiểm soát tần số khu vực. Với những nỗ lực không mệt mỏi, vượt qua vô vàn khó khăn thuở ban đầu, giờ đây Cục Tần số Vô tuyến điện đã lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý tần số trên phạm vi cả nước và hội nhập quốc tế.
Gửi lời chúc mừng tới các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Cục Tần số Vô tuyến điện đã có nhiều đóng góp cho ngành TT&TT, góp phần hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.
10 năm đầu của Cục gắn với sự xuất hiện rất sớm của điện thoại di động tại Việt Nam, 10 năm tiếp theo gắn với phân bổ tần số để tạo ra cạnh tranh, phổ cập điện thoại cho toàn dân và 10 năm gần đây là gắn với băng rộng di động.
Hành trình 30 năm của Cục Tần số Vô tuyến điện là những nỗ lực để hoàn thiện thể chế, quản lý tần số vô tuyến điện, số hóa truyền hình, giải phóng tần số cho phát triển di động, đảm bảo tần số cho quốc phòng, an ninh và quỹ đạo cho các vệ tinh Việt Nam, xây dựng tổ chức, hợp tác quốc tế...
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cách nhìn nhận của đơn vị quản lý tần số cũng phải thay đổi để tạo sự phát triển mới cho lĩnh vực. Tần số bây giờ không phải vấn đề thuần túy kỹ thuật mà đã trở thành kinh tế kỹ thuật. Thay vì đi sau, đi theo, Việt Nam cần tham gia thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế.
Đơn vị quản lý tần số giờ đây cũng phải có khả năng giám sát, phát hiện nhiễu trước cả doanh nghiệp, thu thập, phân tích dữ liệu để xử lý sớm. Do động chạm đến mọi mặt của kinh tế - xã hội, tần số giờ đây là vấn đề của toàn dân, phổ cập kiến thức về tần số sẽ trở thành một nhiệm vụ mới của Cục Tần số Vô tuyến điện.
Sứ mệnh mới của ngành viễn thông là xây dựng hạ tầng số hiện đại, bao gồm hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu. Bài toán mới của Cục Tần số Vô tuyến điện là đảm bảo tần số cho di động, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, mở, thông minh và an toàn.
Giao nhiệm vụ cho Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu đơn vị phải chuyển đổi số, đưa mọi hoạt động lên môi trường số và đổi mới quy trình vận hành.
Cục Tần số Vô tuyến điện phải dùng công nghệ số để tạo ra các nền tảng và công cụ làm việc, kết nối online tới các đối tượng quản lý, xây dựng CSDL về tần số, dữ liệu sử dụng tần số, chất lượng dịch vụ di động, lưu lượng phát sinh… Sau đó là phân tích dữ liệu để tối ưu hóa cấp phát tần số.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Cục Tần số Vô tuyến điện là đấu giá tần số 4G, 5G. Cục Tần số Vô tuyến điện phải trả lời được những câu hỏi về việc đưa tần số nào ra và vào khi nào, giá tần số tối ưu, phương thức thanh toán và các khuyến nghị về công nghệ. Cục Tần số Vô tuyến điện cũng phải đảm bảo hài hòa giữa việc sử dụng tần số cho phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng.
Căn dặn người đứng đầu Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở người lãnh đạo cần làm gương, tự nhận việc khó về mình, tin tưởng cấp dưới và đánh thức nguồn năng lượng đang ngủ trong họ.
Trang sử mới của Cục Tần số Vô tuyến điện là đảm bảo tần số cho hạ tầng số. Bộ trưởng căn dặn các cán bộ, người lao động Cục Tần số Vô tuyến điện cần đoàn kết, lấy phụng sự Tổ quốc làm đầu, làm vì cái chung, vì Ngành, vì Đất nước.
Trước những chỉ đạo, định hướng, cổ vũ, động viên, khích lệ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thay mặt đơn vị, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện Lê Văn Tuấn khẳng định sẽ lĩnh hội đầy đủ và triển khai thực hiện có hiệu quả sự chỉ đạo, định hướng của vị tư lệnh ngành.
Cục trưởng Lê Văn Tuấn gửi lời tri ân tới các thế hệ lãnh đạo ngành TT&TT, các thế hệ người lao động của Cục Tần số Vô tuyến điện và sự quan tâm, đồng hành, ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Theo Cục trưởng Lê Văn Tuấn, trong cuộc chuyển đổi lần thứ 2 của ngành có cả thuận lợi và không ít thách thức. “Người Tần số” sẽ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi hôm nay đã làm gì để thích ứng, đóng góp tốt hơn cho ngành, cho xã hội.
“Trong chặng đường sắp tới, dẫu có khó khăn, những cánh sóng vô tuyến điện sẽ đưa con thuyền tần số tới những thành công mới, những bến bờ vui, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành, cho đất nước”, Cục trưởng Lê Văn Tuấn tin tưởng.
Toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ hơn 1000 gói cà phê giả: Chủ cơ sở sản xuất khẳng định sản phẩm chỉ lưu hành nội bộ
- ·Hồ sạch nhất thế giới sắp có tàu cánh ngầm chạy điện thân thiện môi trường
- ·Xe tải điện năng lượng mặt trời leo lên ngọn núi lửa cao nhất thế giới
- ·Vật liệu xây dựng xanh, lựa chọn cho sự phát triển bền vững
- ·TP.HCM huy động được hơn 1,6 tỷ hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư Carina Plaza
- ·'Cha đẻ' pin Lithium
- ·Phạt công ty xả nước thải chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần
- ·Năng lượng nhiên liệu hóa thạch mất dần vị thế trước năng lượng tái tạo châu Âu
- ·Khai trương cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH kết nối thông tin quản lý hộ tịch
- ·Sương mù được hình thành thế nào?
- ·Thực hư chuyện tài xế Mai Linh hòa giải với người đánh mình nhập viện
- ·Trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất châu Âu trông thế nào?
- ·Xe điện làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ
- ·Nơi 'ô nhiễm không khí nhất Hà Nội'
- ·Khánh Hòa: Lật xe trên đèo Khánh Lê, hàng chục người thương vong
- ·Lần đầu tiên tàu vận hành dịch vụ chạy điện sạc bằng tuabin gió
- ·Liên tiếp 3 ngày, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Trưa nay 4/3, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Thịt lợn nhập khẩu về tới cảng Việt Nam có giá khoảng 60 ngàn đồng/kg
- ·3 chiến lược tái chế rác thải nhựa có thể cứu Trái đất