【ket qua truc tiếp】Ngành Công thương căng mình vượt khó
Xuất khẩu vượt chỉ tiêu
* Xin Thứ trưởng cho biết những nét cơ bản nhất về những thành tựu mà ngành Công thương đã đạt được trong năm 2013?ànhCôngthươngcăngmìnhvượtkhóket qua truc tiếp
Trong thời gian qua, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. Bà Hồ Thị Kim Thoa |
- Năm 2013 là một năm còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn ngành nên sản xuất công nghiệp được phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2013 tăng 5,9%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2012.
Trong lĩnh vực công nghiệp đã tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2013 tăng 7,1% (năm 2012 chỉ tăng 5,5%).
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cả năm đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Nhập khẩu năm 2013 đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Tính chung 12 tháng năm 2013 xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,65% kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường trong nước giữ được tăng trưởng, cung-cầu các hàng hoá thiết yếu được đảm bảo. Bên cạnh việc thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường trong các dịp lễ, tết, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước đã được triển khai cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam.
Tình hình hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhìn chung đã có chuyển biến tích cực, chỉ số tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo có xu hướng giảm dần.
Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng 6,04%, đây là mức tăng thấp trong 10 năm qua. Giá cả các hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu như điện, xăng dầu, than… từng bước được thực hiện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp gắn với hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo.
Công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát chất lượng giá cả hàng hoá; đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, chủ động khởi kiện đối với hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phòng vệ thương mại và vận hành tốt hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá được triển khai tích cực, chủ động và có hiệu quả.
Hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả cao trong đàm phán, ký kết hiệp định mậu dịch tự do (FTA), hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có tiếng nói quan trọng với ý thức trách nhiệm cao trong các diễn đàn khu vực và thế giới; công tác xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế tiếp tục được mở rộng... Do đó góp phần mở rộng thị trường và tạo ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
* Năm 2013 là một năm kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn. Để đạt được những kết quả trên đây, Bộ Công thương đã có giải pháp gì để vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, thưa Thứ trưởng?
- Do tình hình kinh tế - xã hội nói chung và của ngành Công thương nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Sức mua của người dân vẫn chưa hồi phục, giá một số hàng hoá nông sản xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do hàng rào kỹ thuật của các nước ngày càng tăng… Những yếu tố bất lợi trên đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, người lao động ít việc làm, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân.
Trước bối cảnh đó, ngành Công thương đã thực hiện các giải pháp, chính sách đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7//1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu... Nhờ đó, những khó khăn đã được tháo gỡ, giữ vững ổn định, phát triển chung của nền kinh tế.
Phối hợp tốt trong công tác điều hành giá
* Bộ Tài chính và Bộ Công thương là hai cơ quan có mối quan hệ mật thiết trong việc quản lý, điều hành giá, xuất nhập khẩu… Nhân dịp này, xin Thứ trưởng cho biết một số nét nổi bật trong việc phối hợp công tác giữa hai Bộ trong năm qua?
- Về công tác quản lý, điều hành giá, theo quy định của Luật giá thì việc chủ trì quản lý nhà nước về giá thuộc phạm vi của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với chức năng là cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đăng ký giá và bình ổn giá, trong thời gian qua, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
Công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu năm 2013 được hai Bộ phối hợp chặt chẽ. Ảnh: MN. |
Cụ thể là phối hợp trong công tác xây dựng các văn bản pháp luật (Luật giá, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn); các văn bản chỉ đạo liên ngành về công tác quản lý giá, điều hành giá cũng như tổ chức các đoàn công tác kiểm tra liên ngành nhằm bình ổn giá và thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu…
Phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin, dự báo tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu để kịp thời kiến nghị lên Chính phủ các biện pháp can thiệp giúp ổn định thị trường, giá cả. Hiện nay Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) là thành viên của Tổ Điều hành thị trường trong nước đã thường xuyên tham dự các cuộc họp Tổ điều hành hàng tháng để nắm bắt kịp thời tình hình và thống nhất các giải pháp giúp bình ổn thị trường.
Trước những vấn đề “nóng” liên quan đến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, hai Bộ đã chủ động kết hợp, thống nhất sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, hạn ngạch thuế quan... trong việc bảo đảm cung cầu, điều tiết bình ổn thị trường, ổn định giá cả (điển hình là đối với mặt hàng xăng dầu, đường, gạo ...), chú trọng mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt trong việc tuân thủ và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Hai bộ cũng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc triển khai các chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nhất là trong dịp Tết. Tuyên truyền, bảo đảm có sự thống nhất, đồng thuận trong công tác quản lý điều hành giá cả, thị trường...
* Mặt hàng xăng dầu luôn là vấn đề được dư luận quan tâm. Xin Thứ trưởng cho biết, hai Bộ đã phối hợp như thế nào trong công tác điều hành giá mặt hàng này trong năm 2013?
- Theo nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Công thương có tránh nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong điều hành giá, thuế, phí, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhằm bảo đảm ổn định hệ thống phân phối xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Trong năm 2013 đã có 11 đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu (trong đó 5 đợt điều chỉnh tăng giá, 6 đợt điều chỉnh giảm giá). Trong mỗi lần điều chỉnh giá, liên Bộ Tài chính - Công thương đã tính toán, thực hiện điều hành thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu, cho phép các thương nhân xăng dầu đầu mối sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, yêu cầu thương nhân xăng dầu đầu mối cắt giảm lợi nhuận định mức trong cơ cấu tính giá cơ sở để ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước tại một số thời điểm.
Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng và thống nhất, nên trong năm qua, nguồn cung xăng dầu đã bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước trong mọi tình huống. Không để xảy ra tình trạng đứt nguồn, khan hàng, qua đó góp phần ổn định nền kinh tế của đất nước và bảo đảm thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
* Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nhật Minh (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Can thiệp điểm thi ở Hà Giang: Đừng đánh cắp giấc mơ của em!
- ·Lối ra cho gánh nặng thuốc lá
- ·Quảng Bình sẽ phê duyệt 2 dự án đầu tư công về y tế hơn 150 tỷ đồng
- ·“Bước ngoặt” để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển thực chất
- ·Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
- ·Trong 10 tháng đầu năm, hải quan bắt giữ số hàng hóa vi phạm trị giá hơn 2.000 tỷ đồng
- ·Quảng Ngãi chấm dứt chủ trương đầu tư 4 dự án du lịch
- ·Neymar lập kỷ lục về tổng phí chuyển nhượng
- ·Cá chết trên sông La Ngà: 2 công ty trong diện tình nghi không có dấu hiệu xả thải
- ·Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4: Chưa rõ cam kết sản lượng điện
- ·Thiết kế biệt thự tại Long An uy tín, chuyên nghiệp
- ·Võ sĩ Ngô Kim Ngọc: Võ cổ truyền mang lại nhiều giá trị đích thực trong cuộc sống
- ·Truy xét đối tượng thông tin giả mạo về hoạt động của Công an TP.HCM
- ·Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường học ngoài công lập
- ·Ninh Bình: Phạt 30 triệu đồng với trường để xảy ra vụ 352 học sinh bị ngộ độc thực phẩm
- ·Khuyến cáo người tiêu dùng khi mua kit test nhanh Covid
- ·10 Bộ trưởng rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh
- ·Bình Dương dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 là 12.182 tỷ đồng
- ·Bé trai 22 tháng tuổi tử vong bất thường: Phòng khám không được phép truyền dịch
- ·Cuộc gọi, tin nhắn rác bao giờ mới chấm dứt?