【bang xep hang cup c1 chau au】Tạo nhận thức pháp luật cho người dân
Thời gian qua,ạonhậnthứcphpluậtchongườbang xep hang cup c1 chau au nhiều địa phương đã có cách làm hay, mang lại hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật của người dân thông qua hệ thống loa phát thanh.
Phía trước Nhà thiếu nhi thành phố Vị Thanh trước đây có khá nhiều người dân mua bán, lấn chiếm vỉa hè, nay tình trạng này không còn.
Liên tục mấy tháng nay, hệ thống loa phát thanh tại phường I, thành phố Vị Thanh, hàng tuần đều có chuyên mục tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ hay về việc không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị trên địa bàn. Ông Phạm Tấn An, ở khu vực 1, bộc bạch: “Nghe loa phát thanh riết rồi mình cũng nhớ, biết việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự đô thị, từ đó bản thân tôi cũng ý thức để không vi phạm”.
Là khu vực trung tâm của thành phố, việc giữ gìn mỹ quan, trật tự đô thị được xem là nhiệm vụ quan trọng, và phường I chọn hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống loa phát thanh, dù không mới nhưng hiệu quả bước đầu khá cao. Ông Lê Quốc Nghị, Phó Chủ tịch UBND phường I, nói: “Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thường là hành vi vi phạm phổ biến tại các đô thị và khó có thể xử lý dứt điểm. Trên địa bàn phường thời gian qua cũng xảy ra một số trường hợp như vậy. Nhằm tạo nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho bà con, phường đã chủ động tăng cường biện pháp trên để tuyên truyền rộng rãi ra dân”.
Ngoài việc tuyên truyền các quy định của pháp luật trên hệ thống loa, phường I còn tiến hành nêu tên một số hộ dân nhiều lần vi phạm, không chấp hành nhằm răn đe, tạo nhận thức cho những hộ này tự nguyện thực hiện đúng quy định. “Đối với các hộ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, theo quy định hiện nay có thể xử phạt hành chính lên đến 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, phường chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở bà con trước, những hộ nào vi phạm sẽ tập hợp thành danh sách sau đó nêu tên trên hệ thống loa phát thanh cho bà con có thời gian tự nguyện khắc phục vi phạm. Chỉ các hộ vi phạm nhiều lần hoặc cố tình vi phạm phường mới lập biên bản xử lý”, ông Nghị cho biết thêm.
Bên cạnh việc tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, phường I còn tổ chức phổ biến đến bà con tại các buổi sinh hoạt ở khu vực hoặc thông qua tổ chức hội, đoàn thể. Anh Trương Phú Dũ, Trưởng khu vực 2, chia sẻ: “Đối với các hộ thường xuyên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, khu vực sẽ lập danh sách rồi tìm hiểu nguyên nhân vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp, thường là phối hợp cùng với chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh hoặc những người có uy tín ở khu vực phổ biến cho bà con biết là hành vi sai trái để không vi phạm nữa”.
Chị Trần Thị H., ở khu vực 2, tâm sự: “Do buôn bán nhỏ nên trước đây tôi cũng bày hàng hóa ra vỉa hè, lòng đường, sau nhiều lần được nhắc nhở, thêm việc nghe trên loa phát thanh hàng tuần, bản thân tôi cũng ý thức được nên giờ dẹp gọn vào trong, nhường vỉa hè cho người dân đi lại thuận tiện hơn”.
Cách làm này cũng được Chi cục Thuế thành phố Vị Thanh phối hợp áp dụng trong việc tuyên truyền các chính sách thuế và nêu tên đơn vị nợ đọng thuế trên địa bàn. Bà Lê Thị Thu Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Vị Thanh, cho biết: “Ngành thuế đã chủ động phối hợp với Đài Truyền thanh thành phố tuyên truyền các chính sách thuế đến với người dân, đồng thời với những chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định sẽ thực hiện nêu tên để tuyên truyền, tạo nhận thức đúng”.
Theo bà Lam, việc tuyên truyền, nêu tên cơ sở vi phạm là một trong những biện pháp để các chủ cơ sở, doanh nghiệp vi phạm ý thức được và tự giác chấp hành pháp luật trước khi cơ quan chức năng xử phạt. Nếu qua công tác tuyên truyền mà chủ các cơ sở vi phạm tự nguyện chấp hành thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Thời gian qua, dù thông qua tuyên truyền, số lượng các chủ cơ sở, doanh nghiệp nợ thuế tự nguyện thực hiện nghĩa vụ có thể chưa nhiều nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng vào công tác thu thuế trên địa bàn.
Có thể thấy, để người dân có ý thức tự giác chấp hành pháp luật, cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp. Đánh đúng vào tâm lý sẽ tạo được ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế được việc phải tiến hành xử phạt, cưỡng chế thi hành và tạo được sự đồng thuận, tin tưởng hơn từ người dân vào pháp luật.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng Giám đốc Cảng hàng không bổ nhiệm 76 cán bộ trước khi về hưu: ACV lên tiếng
- ·Người trẻ đuối sức khi làm việc ở nhà quá lâu, thu nhập giảm
- ·Đưa nông sản Đồng bằng sông Cửu Long đến gần hơn với thị trường
- ·Áp lực phải gầy đe dọa phụ nữ Trung Quốc
- ·Vụ MobiFone mua AVG: Bộ TT&TT nói gì về kết luận của Thanh tra Chính phủ?
- ·Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường chính giảm mạnh
- ·Công nghệ khiến 30% nhân sự ngân hàng có thể mất việc
- ·Nữ sinh 18 tuổi khơi dậy 'gen' sống xanh trong mỗi người
- ·Bé trai 32 tháng tuổi giãy giụa rồi tử vong khi truyền dịch
- ·Phấn đấu đến 2030, kinh tế khu vực đô thị đóng góp 85% GDP cả nước
- ·Bão số 7 gây mưa lũ lớn, nhiều tỉnh miền Trung cần hỗ trợ khẩn cấp
- ·Doanh nghiệp cần nắm vững quy định để được thông quan các chất khó phân hủy
- ·Indonesia dự kiến nhập khẩu 500.000 tấn gạo, cơ hội nào cho Việt Nam?
- ·Hôn nhân thất bại chủ yếu do phụ nữ quên 3 điều này
- ·Xe dưới 9 chỗ nhập khẩu tăng gấp 4 lần năm trước
- ·Trung Quốc bất ngờ hạ tăng trưởng GDP 2014 xuống 7,3%
- ·Chứng khoán toàn cầu giảm sâu do giá dầu tụt dốc
- ·4 dấu hiệu của cuộc hôn nhân không tình yêu
- ·Từ ngày 1/1/2019: Tăng thuế môi trường với xăng lên kịch khung 4.000 đồng/lít
- ·Nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ lợi thế Hiệp định UKVFTA