【thứ hạng của 3. liga】Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng hơn
Sáng ngày 14/5,ựchiệnchínhsáchtiềntệthậntrọnghơthứ hạng của 3. liga sau khi khai mạc phiên họp thứ 24, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đã báo cáo
Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, trong tổng số 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao năm 2017 có 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, tăng thêm 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch so với số đã báo cáo Quốc hội cuối năm 2017 là tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.
Có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là chỉ tiêu giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị GDP, đánh giá lại chỉ đạt 0,5% so với số đã báo cáo là 1,5%. Nguyên nhân là do chậm triển khai ứng dụng và chuyển đổi các dây chuyền công nghệ sử dụng ít năng lượng ở các ngành sản xuất. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Quốc hội không yêu cầu đặt mục tiêu và đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu này hằng năm và chuyển sang đặt mục tiêu và đánh giá chỉ tiêu theo giai đoạn 5 năm.
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng năm 2017 là một năm thành công trên tất cả các mặt của nền kinh tế, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đến nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp; đã củng cố được niềm tin của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp…
Về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018, Chính phủ đánh giá vẫn giữ được xu thế tích cực từ cuối năm 2017, tốc độ tăng GDP ước đạt 7,38%, cao nhất trong các quý I của 10 năm trở lại đây. Tăng trưởng đồng đều ở cả 3 khu vực và cao hơn mức tăng cùng kỳ. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 2,82%, thấp hơn nhiều so với bình quân cùng kỳ (4,96%); lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,34%, thấp hơn so với cùng kỳ (1,66%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 2,23%.
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế đến hết tháng 3/2018 ước đạt trên 308 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 23,4% dự toán, tăng 5,3%; chi cân đối NSNN ước đạt 290 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 19% dự toán, tăng 1,7%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện đạt khá, khoảng 331,2 nghìn tỷ đồng, bằng 32,2% GDP và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện ước đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, giải ngân chỉ đạt 9% dự toán năm, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 là 12,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 1, các bộ, ngành và địa phương tập trung giải ngân nốt phần vốn của năm 2017 và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng 2.
Tận dụng triệt để mọi cơ hội phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế
Dự báo tình hình từ nay đến cuối năm, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu, các hiệp định thương mại FTA (hiệp định thương mại tự do) cùng với môi trường kinh doanh và cầu nội địa tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như lộ trình tăng lãi suất của FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) năm 2018 cùng xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây sức ép đối với điều hành tỷ giá và lãi suất trong nước; áp lực về lạm phát do xu hướng tăng của giá hàng hóa cơ bản và giá dầu thế giới và việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình; việc giảm thuế, dỡ bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết của các FTA; áp lực từ bảo hộ thương mại và các biện pháp phòng vệ.
Trước tình hình này, trong những tháng còn lại của năm, Chính phủ tập trung một số giải pháp chủ yếu, trong đó ưu tiên hàng đầu là thực hiện quyết liệt, đầy đủ và hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP. Kiên định thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tuyệt đối không hài lòng với những thành công ban đầu, duy trì nỗ lực chung của toàn hệ thống.
Chú trọng thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng hơn, củng cố chính sách tài khóa theo hướng cơ cấu lại NSNN và nợ công, giảm nợ xấu, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế; phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác…
Trong trung và dài hạn, tận dụng nền tảng vĩ mô ổn định để đẩy mạnh cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước cú sốc lớn từ bên ngoài. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Trong năm 2018, Chính phủ cũng xác định cần triển khai sớm công tác xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tận dụng triệt để mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất, để phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế nhanh, bền vững.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ưu tiên giải ngân nhanh các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản, hoàn trả vốn ứng trước, tập trung đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến xây dựng, đấu thầu, thanh quyết toán để đẩy nhanh tốc độ giải ngân./.
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sở GTVT Hà Nội thu hồi 1.225 giấy phép kinh doanh xe khách
- ·Tư vấn pháp luật: Không đăng ký kết hôn tố cáo chồng ngoại tình được không?
- ·Hé lộ lý do đôi nam nữ chết cạnh nhau trên bãi cát ở Quảng Trị
- ·Nữ đầu bếp cứa cổ nam đồng nghiệp suýt chết ở Đà Nẵng
- ·Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội năm 2018
- ·Quán cà phê ở Đồng Nai cháy rụi, nghi bị ném bom xăng
- ·Loa bluetooth tích hợp sạc không dây và đồng hồ báo thức phù hợp nhóm 8518
- ·Chủ hiệu thuốc dâm ô bé gái 15 tuổi khi đi truyền nước ở Thái Bình
- ·VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ở mức 3,8%
- ·6 ngày ngậm đắng của người đàn ông bị nhân tình đẩy vào tù
- ·Ninh Bình: Lập phương án tháo dỡ công trình 'khủng' xâm hại di sản thế giới Tràng An
- ·Từ chối chở bạn đi tìm đối thủ, nam thanh niên bị đâm gục tại chỗ
- ·Kết luận mới vụ Innova lùi trên cao tốc làm 4 người chết ở Thái Nguyên
- ·Rà soát vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid
- ·Tập trung xử lý gian lận thương mại, gian lận xuất xứ
- ·Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thuế
- ·Không tái xuất hàng đi mượn sẽ phải đăng ký tờ khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt
- ·Xây dựng mức chi cho Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học
- ·Tàu ngầm ‘sát thủ tàu sân bay’ lần đầu tiên được Nga cho lộ diện
- ·Cập nhật hướng dẫn mới về ghi nhãn hàng hóa