会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kenhacai】Bài 2: Chờ giải pháp bền vững!

【kenhacai】Bài 2: Chờ giải pháp bền vững

时间:2024-12-23 22:11:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:674次

Báo Cà Mau(CMO) Theo kết quả quan trắc, khảo sát mực nước biển trên địa bàn tỉnh gần đây thì đỉnh triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước, kèm theo đó thiệt hại do triều cường cũng tăng cao. Cụ thể, đỉnh triều cường tại cửa sông Gành Hào năm 2009 là +1,8 m thì đến năm 2018, đỉnh này tăng lên +2,43 m. Kèm theo đó, thiệt hại theo từng năm cũng tăng lên.

Sau 9 năm, Cà Mau thiệt hại do triều cường làm ảnh hưởng đến 64.743 ha đất sản xuất. Riêng năm 2018 đến nay, ảnh hưởng của triều cường ước tính khoảng 118 ngàn héc-ta đất ven biển, nguy cơ nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn.

Thiệt hại nặng nề

Tháng 8/2019, hiện tượng nước biển dâng cục bộ đã tràn mặt đê biển Tây, uy hiếp vùng sản xuất phía trong đê, tỉnh Cà Mau đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Chỉ sau 8 năm, cửa Vàm Xoáy(xã Đất Mũi) hoang tàn, phía ngoài là con lộ bê tông đã chìm trong nước biển.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho hay: “Những năm gần đây, các tỉnh trong vùng ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ nét là nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, lốc xoáy diễn ra thường xuyên, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp.

Trong khi Cà Mau là tỉnh duy nhất trong vùng ĐBSCL và cả nước có 3 mặt giáp biển, kéo dài từ bờ biển Đông sang Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 254 km, phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nước ven biển, có nhiều cửa sông, cửa biển. Dân cư sống rải rác, dễ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nên công tác phòng, tránh thiên tai, bảo vệ sản xuất, cung cấp nước ngọt, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân gặp không ít khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy, tỉnh đã, đang chịu tác động nặng nề nhất so với các tỉnh trong khu vực”.

Nước biển dâng khiến tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Chỉ riêng đợt nắng nóng kéo dài do hiện tượng Endino cuối năm 2015, đầu năm 2016, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Diện tích lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại gần 53 ngàn héc-ta; Trên 43 ngàn héc-ta rừng tràm bị khô hạn nghiêm trọng; Đường giao thông bị sụp, lún, lở đất, hư hỏng trên 112 km; Hơn 12 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt... Một bộ phận dân nghèo đã phải di cư đi tìm việc làm ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực và hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mặt khác, nhu cầu khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cao, trung bình khoảng trên 150 ngàn mét khối/ngày đêm, dự báo đến năm 2020 tăng lên khoảng 230 ngàn mét khối/ngày đêm. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm dẫn đến tình trạng sụt lún, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn tài nguyên nước dưới đất.

Tình trạng nhiều vùng đất màu mỡ ven biển bị xoá sổ đã minh chứng thêm cho thực trạng nước biển dâng. Ở cửa biển Vàm Xoáy, người dân nơi đây vẫn không quên bãi cát vàng, mịn nằm thoải ra biển. Mỗi con nước ròng, cư dân địa phương thường hay ra bãi để tìm sò, vọp và ngắm cảnh Hòn Khoai. “Mới đây chưa tròn 10 năm bãi cát đã mất. Mất bãi cát, khu vực này mất luôn rừng phòng hộ và cả nhiều dãy nhà cư dân sống ven biển. Thậm chí làm xáo trộn cuộc sống mưu sinh. Vài năm gần đây, việc đóng đáy, đăng lú cũng không còn sản lượng như trước ”, ông Trần Văn Hận, người đã từng bám trụ vùng đất Vàm Xoáy từ năm 1999, hồi tưởng lại.

Rồi khu vực ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi cũng chứng kiến cảnh xoá sổ rẫy Trương Phi. Bà Phạm Thị Hai, 66 tuổi, từng ở Rạch Thọ gần một đời người, kể lại: “Khu vực rẫy lúc trước gieo trồng rất tốt. Nói là ven biển nhưng lại có đủ nước ngọt để tưới. Vậy đó, mà bỗng chốc trong mấy năm, sóng biển cuốn phăng mọi thứ và xoá luôn khu vực đất rẫy. Giờ sóng biển đã liếm sát con đường nhựa qua Rạch Thọ về Khai Long rồi”.

Ông Trần Văn Lịch, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Khoảng 10 năm trước, bà con làm vuông cho thu nhập khấm khá hẳn. Nhưng từ khoảng năm 2013, bà con nơi đây không còn nuôi tôm được nữa vì sạt lở”.

Ngày đó, vuông tôm của gia đình ông Lịch dài khoảng 400 m, bên ngoài còn khoảng 200 m rừng phòng hộ nữa mới tới biển. Nhưng đến năm 2013, tình trạng sạt lở nơi đây đã “xâm lấn” thẳng vào đất vuông tôm và người dân khu vực này cũng như ông Lịch nhiều hộ mất luôn sinh kế.

“Hồi mới phát hiện sạt lở, tới mùa biển động là phải ngủ ngoài chòi để canh sóng. Có những đêm tôi và mấy người con phải dầm mình đào đất đắp cố giữ bờ bao, bảo vệ vuông tôm đang phát triển chờ thu hoạch nhưng bằng mọi cách sức người chẳng thể chống lại những cơn sóng dữ của biển khơi. Lở dần rồi mất hết, đến nay biển cách chân đê chỉ còn khoảng hơn 100 m thôi”, ông Lịch nói như than.

Cũng vì sạt lở làm mất sinh kế mà nhiều gia đình ở ấp Khánh Hưng A phải lâm cảnh khó khăn. Gia đình chị Phan Thị Nga là một ví dụ điển hình. Vào khoảng năm 2000, vợ chồng chị dồn hết tiền bạc mua lại sổ giao khoán đất rừng của một người dân địa phương để bắt đầu cơ nghiệp. Ngờ đâu chưa kịp thu hồi vốn gia đình không làm vuông được nữa vì đất lở.

Chị phải bỏ ngôi nhà dưới tán rừng chuyển vào trong đê ở. Chồng chị phải chuyển qua nghề đánh bắt ven bờ để làm trụ đỡ kinh tế nhưng vẫn rất khó khăn. Tình hình sạt lở ngày càng nguy cấp, Nhà nước tiến hành di dời dân khỏi chân đê vậy là gia đình chị một lần nữa phải dời nhà. Từ mất đất vuông tôm, cộng thêm mấy lần di dời nơi ở, gia đình vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bức bách giải pháp

Theo đánh giá sơ bộ trong kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 về sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Na Uy thực hiện cho thấy, sự sụt lún đất ở tỉnh Cà Mau trong vòng 15 năm ở nhiều nơi từ 30-70 cm, bình quân khoảng 1,9-2,8 cm/năm. Nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước ngầm thì trong vòng 25 năm tới, dự báo sụt lún sẽ lên đến 90 cm. Do vậy, cùng với nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì tỷ lệ diện tích bị ngập của tỉnh Cà Mau càng lớn hơn.

Nước biển dâng, thiên tai bất ngờ càng lúc càng “hung hãn”, kèm theo đó tình trạng sạt lở ven biển, ven sông ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, khó lường. Tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống sạt lở, cả giải pháp công trình và phi công trình; Đã xử lý khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu với chiều dài gần 29 ngàn mét; Các đoạn kè gây bồi tạo bãi đã tạo được bãi bồi ven biển phía bên trong kè, khôi phục hàng trăm héc-ta rừng phòng hộ ven biển.

“Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân, cơ chế gây ra sạt lở để có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả chưa được làm rõ. Một số giải pháp công trình gây bồi tạo bãi có hiệu quả nhưng suất đầu tư còn rất cao, bình quân 20 tỷ đồng/km, vượt quá khả năng cân đối ngân sách của tỉnh”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết.

Một thực tại là hệ thống kè, đê biển, hệ thống giao thông bộ, giao thông thuỷ thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp. Gần đây, triều cường, thiên tai đã làm ngập, sụt lún nhiều tuyến đường giao thông, nhất là các huyện ven biển, làm phát sinh nhu cầu vốn sửa chữa, nâng cấp rất lớn.

Riêng đối với vùng ven biển Đông của tỉnh Cà Mau, đến nay chưa hình thành được tuyến đê biển, nên khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng rất hạn chế, nguy cơ thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là rất lớn, đe doạ tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân trong vùng.

Mới đây, ngày 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã ghi nhận 25 km cửa biển, bờ biển và 1,2 km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Bởi tại các điểm sạt lở đã và đang uy hiếp các khu dân cư, cuộc sống người dân ở một số tuyến của huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi.

Song song với các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, nhiều năm qua tỉnh cũng đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ. Tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực thực hiện các biện pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ và ổn định đời sống của người dân. Tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông và quy hoạch, cải tạo hệ thống thuỷ lợi. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp bách, xử lý khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; Tiến hành bố trí, di dời, sắp xếp lại dân cư từ các vùng thiên tai vào nơi an toàn để nông dân ổn định sản xuất.

Tuy nhiên, nguồn vốn vẫn chưa thể “thông thoáng” cho các dự án, đề án bố trí, sắp xếp dân cư và thực hiện tái định cư. Do khó khăn về quỹ đất và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương đến nay tỉnh chỉ mới bố trí được hơn 1.500 hộ dân ở các vùng nguy cơ thiên tai cao vào sinh sống ở các điểm, khu dân cư. Trong khi nhu cầu trên 13 ngàn hộ, cần 35 cụm, tuyến dân cư mới trên địa bàn 8 huyện với tổng diện tích quy hoạch hơn 945 ha.

Khoản kinh phí cho việc này không hề nhỏ, theo ước tính giai đoạn 2016-2020 và lộ trình đến năm 2025 tỉnh cần khoảng 1.400 tỷ đồng để di dời thêm 4.800 hộ dân ở nguy cơ thiên tai cao. Để có thể hoàn thành việc di dời này, tỉnh kiến nghị Trung ương bổ sung, hỗ trợ hơn 622 tỷ đồng cho 12 dự án di dân khẩn cấp.

Trong khi mọi nỗ lực của chính quyền đang triển khai nhằm hạn chế thấp nhất mức ảnh hưởng và thiệt hại do thời tiết biến đổi, thiên tai,… thì hàng chục ngàn hộ dân sống ven biển của tỉnh vẫn đang mong manh trước những cơn thịnh nộ của biển./.

 Phong Phú - Khánh Hưng

Trước tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ban bố tình huống sạt lở khẩn cấp để kịp thời ứng phó. Mới đây nhất, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau đã có quyết định về việc ban bố tình huống sạt lở khẩn cấp bờ biển, bờ sông.
Đặc biệt, tỉnh Cà Mau đã lần thứ hai phải ban bố tình huống sạt lở khẩn cấp. Trước đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, thời tiết cực đoan tàn phá nặng nề tuyến đê biển Tây và địa phương này đã công bố tình huống sạt lở khẩn cấp. Vừa qua, vào ngày 19/9, UBND tỉnh Cà Mau tiếp tục công bố tình huống sạt lở khẩn cấp bờ biển Đông, bờ sông trước tình hình sạt lở đã uy hiếp nhiều khu dân cư, ảnh hưởng đời sống của người dân.

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bộ Công Thương lên tiếng về chất lượng cột điện ở Huế bị gãy do mưa bão
  • Phạt nặng với hành vi quay lén video nhạy cảm
  • Việt kiều thắc mắc thủ tục đăng ký kết hôn
  • Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: ‘Phải biết lo sợ khi dân không hài lòng’
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống Covid
  • Bạn đọc ủng hộ chị Đỗ Thị Hiền bị suy thận
  • Kỳ lạ: tiền trong tài khoản tự dưng 'bốc hơi'
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 3/2018
推荐内容
  • Thủ tướng kêu gọi G20 kiến tạo những nền tảng phát triển mới
  • Con ung thư máu, cha lần hồi từng bữa kiếm ăn
  • Bạn đọc giúp đỡ bé Bùi Thị Biền bị Thalassemia hơn 26 triệu đồng
  • Chồng hộ nghèo, vợ muốn giành quyền nuôi con
  • Bão số 4 Podul nhiều khả năng ảnh hưởng tới các đô thị lớn, nơi có nhiều khách du lịch
  • Mâu thuẫn với con dâu, mẹ chồng đòi lại nhà 6 tỷ