【bang xep serie a】Bỏ mạng do “thần dược” không rõ nguồn gốc
Đã có nhiều bệnh nhân tử vong sau khi sử dụng "thần dược" không rõ nguồn gốc. Ảnh: Mai Thanh |
Những cái chết tức tưởi
Cuối tháng 2/2019,ỏmạngdothầndượckhôngrõnguồngốbang xep serie a tại Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh nhân nữ 63 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội đã tử vong do dùng viên “Tiểu đường hoàn” không rõ nguồn gốc để điều trị đái tháo đường.
Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cách đây 3 năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây y theo chỉ định của bác sỹ mà dùng thuốc “Tiểu đường hoàn”, mỗi ngày uống 8 viên. Dùng được một thời gian, bệnh nhân xuất hiện tình trạng mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn nên gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện 354 điều trị. Sau đó tình trạng bệnh nhân tiếp tục tiến triển nặng, được chẩn đoán sốc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, suy đa tạng, dù điều trị tích cực, lọc máu 4 lần nhưng tình trạng không cải thiện nên được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được xác định bị suy đa tạng nghi do ngộ độc phenformin (một thuốc đã bị cấm 40 năm nay) và đái tháo đường tuýp 2. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2018 cũng tại Hà Nội, một nữ bệnh nhân tử vong sau khi sử dụng “viên ngậm nano” được quảng cáo là “thần dược” trị bách bệnh từ đau xương khớp (chỉ cần dán vào chỗ đau), viêm họng (ngậm), đái tháo đường (pha vào nước uống)…
Chưa hết, vào tháng 8/2018, câu chuyện của cô gái Nguyễn Ngọc Vân K. (22 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) đã tử vong vì lạm dụng thuốc giảm cân, được quảng cáo là chỉ cần sử dụng một thời gian ngắn sẽ giúp da đẹp, dáng thon...
Những ca tử vong nêu trên là hồi chuông báo động tình trạng lạm dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc được quảng cáo là “thần dược” có tác dụng nhanh khiến cho nhiều người dân lạm dụng, tin dùng và phải trả giá bằng cả sinh mệnh.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, các loại thảo dược để chữa các loại bệnh như ung thư, đái tháo đường, gout, viêm khớp, dạ dày, thuốc tăng cường sinh lực, thuốc giảm cân, làm đẹp… được rao bán nhiều nơi và chủ yếu trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, người bệnh còn tiếp cận với các loại thuốc này qua lời giới thiệu của người quen, tờ rơi quảng cáo hoặc qua đội ngũ bán hàng đa cấp. Thuốc thì rất nhiều loại, thượng vàng hạ cám và trị đủ thứ bệnh, thế nhưng chất lượng thuốc thì không ai có thể khẳng định(!?)
Để bán được hàng, các đối tượng lợi dụng tâm lý của người dân thích sử dụng những sản phẩm thiên nhiên nên tự phong cho các sản phẩm của mình là “gia truyền” và đánh lừa người tiêu dùng với những lời có cánh như: Hoàn toàn từ thảo dược quý hiếm; không hết bệnh hoàn lại tiền; đã có hơn 10.000 bệnh nhân trên khắp cả nước sử dụng và hầu hết trong số đó đã giảm cân thành công... Qua tìm hiểu phóng viên được biết, thời gian vừa qua sản phẩm “Giảm cân bà Vần” làm mưa làm gió trên thị trường , được nhiều chị em sử dụng với những lời quảng cáo ngon ngọt như, không cần tập luyện, giảm tới 7kg chỉ sau 1 liệu trình; giảm cân với người lớn và trẻ em đơn giản nhất trên nền cơ địa khó; không bị tăng cân trở lại; béo mấy cũng phải giảm…
Trong vai một khách hàng cần tư vấn về sản phẩm, phóng viên được nhân viên tự xưng là của cơ sở sản xuất bà Vần gọi điện, tư vấn nhiệt tình và cam kết dùng sản phẩm sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, khi khách hàng xin địa chỉ đến xem và mua hàng thì nhân viên... ậm ờ không trả lời.
Tự cứu mình trước khi chờ được cứu
Hậu quả của việc tự ý tìm mua và sử dụng thần dược không rõ nguồn gốc… có thể đánh đổi bằng cả tính mạng. PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, thời gian gần đây khoa liên tục tiếp nhận các bệnh nhân gặp biến chứng nặng sau một thời gian tự ý dùng thuốc “Tiểu đường hoàn” không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, 4 trong số 5 bệnh nhân đã tử vong. Khi xét nghiệm, phát hiện viên “Tiểu đường hoàn” mà các bệnh nhân đã dùng đều chứa chất phenformin- hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978. Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, cộng với tâm lý mong muốn hiệu quả nhanh, nhiều cơ sở đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.
Với sản phẩm giảm cân bà Vần nêu trên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định Cục này chưa hề cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm giảm cân bà Vần nói trên. “Đây là hành vi gian lận, cần phải xử lý nghiêm. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không vội tin dùng các sản phẩm được quảng cáo trên mạng mà cần có biện pháp để kiếm chứng thông tin, tìm hiểu rõ ràng về nguồn gốc của sản phẩm”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nêu.
Trước tình hình thuốc đông y, gia truyền quảng cáo tràn lan trên các trang mạng, ông Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khuyến cáo người tiêu dùng không nên tin các cơ sở đông y đăng quảng cáo trên các trang mạng xã hội. “Đã là thuốc thì cần thận trọng, vì dù thuốc đông y có lành tính nhưng nếu hàm lượng thuốc thừa hoặc thiếu so với quy định cũng gây độc hại cho người dùng, cá biệt còn có thể nguy hiểm tới tính mạng”, ông Siêm cảnh báo.
Về phía Bộ Y tế, theo ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh Thanh tra Bộ, để ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc tràn lan, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, ngành Y tế đang tiến hành tranh tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng. Đồng thời rà soát chặt chẽ việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc đông y. “Và hơn ai hết, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình mình, người dân nên cảnh giác với các loại thuốc gia truyền không được sờ tận tay thấy tận mắt, không để đến lúc tiền mất tật mang mà không ai chịu trách nhiệm thay người bệnh”, Chánh thanh tra Bộ Y tế nói.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không vội tin dùng các sản phẩm được quảng cáo trên mạng mà cần có biện pháp để kiếm chứng thông tin, tìm hiểu rõ ràng về nguồn gốc của sản phẩm. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Đỗ Thị Hà dừng lại ở top 16 phần 'Thử thách đối đầu' Miss World 2021
- ·Chùm ảnh: Cổ động viên hâm nóng sân Việt Trì trước cuộc đối đầu U23 Việt Nam
- ·Nhật Bản thu hồi lô sữa Fami vì phát hiện vi khuẩn Coliform
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Hoàng thành Thăng Long miễn phí tham quan cho các vận động viên và đại biểu tham dự SEA Games 31
- ·Đề xuất “cởi trói” cho ngân hàng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh
- ·Đắk Lắk: Phát hiện cơ sở sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn không giấy phép
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nền tảng cốt lõi để doanh nghiệp phát triển
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Lily Collins mặc đầm Đỗ Mạnh Cường trên poster phim 'Emily in Paris'
- ·Sẽ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
- ·Diễn biến mới vụ rơi máy bay ở Thái Lan
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Thay đổi phương thức thanh toán giao dịch trái phiếu: Tăng an toàn cho hệ thống tài chính
- ·SEA Games 31: Đoàn thể thao Việt Nam có số lượng vận động viên đông nhất
- ·Tăng nhiều chuyến tàu khu vực phía Bắc
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Địch Lệ Nhiệt Ba thắng kiện anti