【xem bxh anh】Trái phiếu doanh nghiệp vẫn sôi động nhưng “chọn mặt gửi vàng”
Nhà đầu tư rất quan tâm trái phiếu doanh nghiệp,áiphiếudoanhnghiệpvẫnsôiđộngnhưngchọnmặtgửivàxem bxh anh song thị trường tiềm ẩn rủi ro
Thông tin tại Tọa đàm Triển vọng đầu tư 2022 vừa mới tổ chức cho biết, bất chấp những diễn biến không thuận lợi của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam, tác động lớn đến môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức hai con số.
Số liệu từ FiinGroup cho biết, tăng trưởng kép bình quân của thị trường này giai đoạn 2017 - 2021 đạt xấp xỉ 55%, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đạt 657 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, chưa tính 1,43 tỷ USD trái phiếu huy động trên thị trường nợ quốc tế.
Trong năm qua, khối ngân hàng thương mại chiếm 35% tổng khối lượng phát hành. Với khối doanh nghiệp phi tài chính, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục dẫn đầu, chiếm 61% giá trị phát hành của khối doanh nghiệp phi tài chính (năm 2020: 50%).
Hoạt động phát hành chủ yếu là phát hành riêng lẻ, chiếm hơn 95% tổng giá trị phát hành. Hoạt động phát hành đại chúng diễn ra không đáng kể do các quy định về hoạt động phát hành trái phiếu ra công chúng có điều kiện chặt chẽ và đòi hỏi cao hơn để được cấp giấy phép đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng.
Cũng theo thông tin từ FiinRatings, nền lãi suất giảm so với năm 2020 tác động đáng kể đến lãi suất phát hành của các trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2021. Với khối doanh nghiệp phi tài chính, lãi suất danh nghĩa giảm 150 điểm cơ bản xuống còn bình quân 8,9% năm 2021 so với mức 10,4% năm 2020. Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn hấp dẫn hơn đáng kể so với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn của ngân hàng thương mại, do đó các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường.
Về cơ cấu đối tượng nhà đầu tư tham gia, trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính, mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường sơ cấp giảm mạnh so với năm 2020 với quy định về việc chỉ nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mới được phép mua bán các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Thay vào đó, các công ty chứng khoán nổi lên thành đơn vị mua chính trên thị trường sơ cấp, chiếm 25,6% tổng giá trị phát hành trong năm 2021.
Với trái phiếu ngân hàng, do các trái phiếu này phát hành nhằm để tăng vốn cấp 2 với lãi suất danh nghĩa thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm tiền gửi cùng kỳ hạn, khả năng tiếp cận cũng như nhu cầu đối với loại trái phiếu này của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường là rất nhỏ.
Đáng chú ý, theo ông Lê Hồng Khang – Trưởng phòng, Khối dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, FiinRatings, FiinGroup, số liệu nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng cuối kỳ của các công ty chứng khoán không đáng kể, cho thấy lượng trái phiếu mua trong năm đã được các công ty chứng khoán phân phối phần lớn.
Do đó, FiinRatings cho rằng nhà đầu tư cá nhân đã tham gia mạnh mẽ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp. “Điều này tái khẳng định quan điểm của FiinRatings rằng, mức độ quan tâm của nhà đầu tư cá nhân đối với các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định với nhà đầu tư cá nhân trong trường hợp một vài nhà phát hành nào đó gặp khó khăn về tài chính và không thể trả lãi hoặc gốc khi đến hạn” – ông Lê Hồng Khang cho hay.
Sẽ có những thay đổi quan trọng về cả cung lẫn cầu
FiinRatings đánh giá, hiện nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vươn lên trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế bên cạnh kênh dẫn vốn truyền thống là tín dụng của ngân hàng thương mại và huy động vốn cổ phần từ thị trường chứng khoán, bởi tính linh động và thuận lợi của việc điều chuyển vốn. Đây vẫn là kênh dẫn vốn mặc dù đang có những dự thảo thay đổi về khung pháp lý liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có thể tác động tới hoạt động phát hành trên thị trường trong thời gian tới.
Ông Lê Hồng Khang cho rằng, mặc dù có những thay đổi quan trọng về cả phía cung (dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đang thực hiện) và cầu (Thông tư 16/2021/TT-NHNN của NHNN hiệu lực từ 15/1/2022), song triển vọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 vẫn sẽ sôi động.
Để lý giải cho nhận định đó, chuyên gia của FiinGroup cho rằng, hiện khoảng 60% giá trị trái phiếu đang lưu hành sẽ đáo hạn trong năm 2023 - 2024, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu tái tài trợ các khoản trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn giai đoạn 2023 - 2024 sẽ diễn ra mạnh mẽ ngay trong năm nay.
Cùng với đó, các khoản chi đầu tư trong 2 năm vừa qua sụt giảm mạnh so với mức bình quân 5 năm, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản do giãn cách trên diện rộng tác động mạnh đến hoạt động triển khai xây dựng dự án và bán hàng. Do đó, ngay sau khi thời điểm tái mở cửa vào quý IV/2021, nhu cầu huy động vốn tài trợ cho việc xây dựng và đầu tư mới sẽ sôi động trở lại.
Bên cạnh đó, “các tiêu chuẩn cho vay của kênh tín dụng ngân hàng đang bị thắt chặt, đồng thời Thông tư 16/2021/TT-NHNN hạn chế các ngân hàng cấp tín dụng qua hình thức TPDN nên vai trò của thị trường trái phiếu sẽ càng trở nên rõ nét” – chuyên gia của FiinRatings cho biết thêm.
Theo dự đoán của FiinRatings, lãi suất phát hành của trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022 sẽ tăng lên đáng kể so với năm 2021 do: áp lực phát hành trái phiếu để tái tài trợ và huy động vốn để đầu tư mới; nền lãi suất huy động ngân hàng hiện đang rục rịch tăng trở lại; và nếu như các điểm đề xuất sửa đổi trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP được thông qua sẽ thắt chặt tiêu chuẩn tham gia phát hành. Do đó, “nhà đầu tư có thể cân nhắc phân bổ nguồn vốn đầu tư theo thời điểm để tối ưu hóa danh mục đầu tư và cả lưu ý “chọn mặt gửi vàng” với các sản phẩm trái phiếu có mức an toàn cao hoặc rủi ro thấp” – chuyên gia của FiinRatings nhấn mạnh./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Quy chuẩn mới: Trạm dừng nghỉ phải có trạm sạc cho xe điện
- ·Sinh viên Fulbright Việt Nam tham quan khu xử lý rác lớn nhất TP.HCM
- ·Siêu du thuyền chạy hoàn toàn bằng hydro hạ thủy, chào bán hơn 600 triệu đô la
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Tài xế hào hứng chờ trạm sạc điện được lắp đặt trong bến xe
- ·Pin xe điện hoạt động thế nào?
- ·Hoa hậu H’Hen Niê trồng 1ha rừng đầu tiên cho năm 2024
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Top 10 xe điện được yêu thích năm 2024
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·‘Vua rác’ David Dương dự chi 32 triệu USD mua 50 xe rác chạy bằng điện
- ·Kỹ sư hoá học bỏ nghề, làm 'nghệ nhân' tranh nghệ thuật từ rác thải nhựa
- ·Tăng cường năng lực thích ứng của Việt Nam với biến đổi khí hậu
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Các nhà bán lẻ tung sáng kiến đặc biệt, thúc đẩy tiêu dùng xanh
- ·Biến đổi khí hậu đảo ngược tiến bộ y học
- ·Pin xe điện hoạt động thế nào?
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Nhà máy điện container chứa 240 mô