【ttbd keo nha cai】Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Nền tảng cho hội nhập và phát triển doanh nghiệp
Tăng tính khả thi và đồng bộ của hệ thống pháp luật
Chiều ngày 28/11,ửađổiLuậtTiêuchuẩnvàQuychuẩnkỹthuậtNềntảngchohộinhậpvàpháttriểndoanhnghiệttbd keo nha cai Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Đây là dự án luật quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.
Toàn cảnh phiên thảo luận.
Phần lớn đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan và nội luật hóa các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Dự thảo luật đã bổ sung các định nghĩa quan trọng, trong đó có “đánh giá sự phù hợp” – một hoạt động nhằm xác định đối tượng trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính và yêu cầu quản lý. Hoạt động này bao gồm thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định… Các đại biểu cho rằng, việc làm rõ các khái niệm và quy trình sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng khả năng hội nhập quốc tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều ý kiến từ các đại biểu nhấn mạnh sự khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế do chi phí cao. Vì vậy, các đại biểu đề nghị bổ sung các chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tiêu chuẩn hóa, coi đây là nền tảng để Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Đơn giản hóa thủ tục thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, quy trình xây dựng và thẩm định các quy chuẩn kỹ thuật hiện nay còn phức tạp và kéo dài, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ông đề xuất cần đơn giản hóa quy trình này, đặc biệt trong các trường hợp cấp bách như ứng phó thiên tai hoặc dịch bệnh, đồng thời đảm bảo không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với sản xuất và thương mại.
Tương tự, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị rà soát và chỉnh sửa quy trình xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, đặc biệt về vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Ông cũng nhấn mạnh cần quy định rõ hơn thời gian thẩm định và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn.
Thúc đẩy xã hội hóa trong xây dựng tiêu chuẩn
Việc bổ sung quy định xã hội hóa hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được nhiều đại biểu đánh giá là bước đi chiến lược trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế. Đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn Nghệ An) đề nghị thiết lập hai cấp tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn của các hội, hiệp hội ngành hàng.
Đại biểu tham dự phiên thảo luận.
Theo đó, tiêu chuẩn quốc gia sẽ tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, an ninh, trong khi các hội, hiệp hội ngành nghề có thể xây dựng và quản lý chương trình chứng nhận sản phẩm trong các lĩnh vực khác. Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn tận dụng được nguồn lực từ khu vực tư nhân để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, cần rà soát, quy định đầy đủ, chi tiết hơn các quy định về chính sách xã hội hóa trong hoạt động xây dựng, phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn. Trong đó, nghiên cứu quy định các chính sách, cơ chế ưu đãi cụ thể như: hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất… cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa, nhất là đối với một số lĩnh vực mới.
Khuyến khích sáng kiến và cải tiến tiêu chuẩn, quy chuẩn
Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là cơ chế thúc đẩy sáng kiến cải tiến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, luật cần quy định cụ thể trách nhiệm giải trình của các cơ quan ban hành tiêu chuẩn, cũng như thiết lập cơ chế giám sát của cộng đồng để đảm bảo các tiêu chuẩn luôn được cải tiến phù hợp với hội nhập quốc tế.
Đại biểu đề xuất các sáng kiến, giám sát và giải trình cần được công khai hoàn toàn trên môi trường số, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia, đồng thời thúc đẩy áp dụng công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng và sản xuất.
Xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia tránh chồng chéo, tăng phối hợp
Các đại biểu đồng thuận rằng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia là yếu tố cốt lõi để định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại dự thảo luật chưa làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng bộ, ngành trong thực hiện chiến lược này.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đề xuất bổ sung quy định chi tiết về quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, và nội dung chiến lược. Đặc biệt, cần có cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ để đảm bảo chiến lược được triển khai hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Bộ trưởng khẳng định, không có sự chồng chéo giữa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với các luật chuyên ngành khác về thủ tục công bố hợp quy.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Với đề nghị bỏ thủ tục công bố hợp quy, Bộ trưởng cho rằng điều này không khác nào Việt Nam bỏ quy chuẩn kỹ thuật. Mặt khác, việc bỏ thủ tục công bố hợp quy sẽ đi ngược lại với thông lệ quốc tế, cam kết quốc tế; đồng thời gây rủi ro, mất an toàn khi có những sản phẩm hàng hóa không có biện pháp quản lý chất lượng nào khác ngoài quy chuẩn kỹ thuật.
Về việc áp dụng phạm vi tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực chuyên ngành, Bộ trưởng cho biết, nếu mở rộng phạm vi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở của cơ quan nhà nước, có thể dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện, lợi ích nhóm, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung làm rõ thêm quy định này.
Giải trình ý kiến đại biểu về doanh nghiệp đánh giá hợp quy dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp, dựa trên các quy chuẩn, Bộ trưởng nhất trí với ý kiến của đại biểu để bổ sung cơ chế hậu kiểm đối với mức độ rủi ro của sản phẩm.
Bộ trưởng cũng tiếp thu ý kiến của đại biểu về bổ sung quy định về báo cáo đánh giá tác động của quy chuẩn để đảm bảo tính khả thi của quy chuẩn. Ngoài ra, sẽ nghiên cứu bổ sung việc khuyến khích sáng kiến cải tiến các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, để khắc phục một số bất cập hiện hành; thể chế hoá chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, hoàn thiện chính sách pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo hướng thống nhất, tập trung, đồng bộ dựa trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và mô hình quản trị thông minh, phục vụ tốt cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và đời sống.
Các đại biểu cũng đề nghị quy định rõ hơn trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cơ chế giám sát giảm chi phí tuân thủ của người dân và không tạo ra rào cản đối với người dân và doanh nghiệp; Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tránh lạm dụng để ảnh hưởng đến người dân và người tiêu dùng. Đại biểu cũng đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tham gia nhiều ý kiến quan trọng khác.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội để tiếp thu hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội xem xét quyết định.
Dương Giang
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xổ số Vietlott: Tiết lộ địa điểm phát hành vé trúng thưởng trị giá 4,5 tỷ đồng
- ·Ông Putin chúc mừng ông Trump, Tổng thống Mỹ đắc cử phản hồi
- ·Từ 1/1/2017 áp dụng chế độ thu, nộp phí, lệ phí chứng khoán mới
- ·Công ty Nước sạch số 3 lên sàn UPCoM
- ·Ngắm những cây quất thế độc đáo phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tại làng trồng quất Tứ Liên
- ·Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng nhất định với rủi ro từ FED
- ·Video UAV cảm tử Nga giáng đòn chí mạng vào xe bọc thép Mỹ ở Kursk
- ·Cổ phiếu Chè Hiệp Khánh chào sàn HNX
- ·Bamboo Airways khai trương 3 đường bay mới, giá vé ưu đãi từ 499.000 đồng
- ·Khoáng sản 3 – VIMICO bị phạt ‘khủng’ do bán cổ phiếu ‘chui’
- ·iPhone 11 giá giảm ‘kịch sàn’, nhiều cửa hàng ngừng kinh doanh
- ·Kiev bác việc quân Nga tiến vào Kupiansk, Ukraine phá hủy kho đạn tại Kharkiv
- ·Hải quan TP.HCM từ chối cấp phép 9 xe ô tô Việt kiều
- ·Camera tóm sống ‘tên trộm’ chuyên lấy một chiếc giày ở trường mẫu giáo
- ·Đến hẹn lại nên, cúc họa mi gây ‘sốt’ thị trường hoa đầu đông
- ·Không tính thuế GTGT đối với nguyên liệu NK để sản xuất XK
- ·Nhiều quận ở Kiev bị UAV tập kích, Ukraine chặn đoàn thiết giáp Nga gần Selydove
- ·Chứng khoán tuần: Thời của cổ phiếu cơ bản
- ·Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng bị bắt giam vẫn được hưởng hàng tỷ đồng tiền mặt
- ·Giải tỏa lo ngại của doanh nghiệp về VNACCS/VCIS