【bảng tỷ số】Thị trường lao đốc, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ rất khó khăn
Xuất khẩu khó khăn,ịtrườnglaođốcdoanhnghiệpxuấtkhẩucángừrấtkhókhăbảng tỷ số doanh nghiệp thủy sản điều chỉnh doanh thu năm 2023 | |
Doanh nghiệp khó khăn, xuất khẩu giảm sâu |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H |
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 4/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ. Trị giá xuất khẩu cá ngừ trong tháng này chỉ đạt 67 triệu USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, tính lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 33%, đạt gần 248 triệu USD.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn vì thị trường nhập khẩu lao dốc, giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao chạm đỉnh, chi phí sản xuất cũng tăng…
Cụ thể, liên tục từ đầu năm, sản lượng đánh bắt cá ngừ tại các vùng biển vẫn ở mức thấp khiến cho nguồn cung nguyên liệu giảm. Điều này đã đẩy giá cá ngừ vằn lên mức đỉnh.
Giá cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh cỡ >1,8kg tại Bangkok sau khi giảm nhẹ từ mức 1.750 USD/tấn xuống còn 1.700 USD/tấn, đã ổn định trong tháng 2. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt tại các vùng biển thấp và điều này đã khiến cho lượng cá ngừ vằn cập cảng Bangkok ngày càng giảm. Giá cá ngừ cũng vì thế mà ngày càng tăng cao liên tục.
Giá cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh cỡ >1,8kg tại Bangkok đã tăng lên mức 2.050 USD/tấn trong tháng 5, tăng gần 21% chỉ trong 3 tháng, và tăng 8% so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất trong 5 năm qua.
Cùng với giá tăng cao, nhu cầu tại các thị trường chính thấp khiến xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống đều giảm trong tháng 4. Bên cạnh đó một số thị mới vẫn tăng mạnh như Israel tăng 49%, Thái Lan tăng 486% và Nga tăng 486%.
Thị trường Mỹ vẫn tiếp tục giảm sâu. Bức tranh kinh tế Mỹ đang ngày càng xấu, và người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn. Người dân Mỹ đang dần cắt giảm chi tiêu cả những mặt hàng giá trị thấp, họ mua ít hàng tạp hóa không thiết yếu hơn,... Theo thông tin truyền thông, nhiều chuỗi cửa hàng lớn tại Mỹ gần đây đã đóng cửa tại một số thành phố lớn của Mỹ, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về tương lai của ngành bán lẻ nước này.
Tình trạng trên đã khiến cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục giảm sâu 60% trong tháng 4/2023. Và tính lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này giảm 55%, đạt gần 90 triệu USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ từ mức 55% trong 4 tháng đầu năm 2022 đã giảm xuống còn 36% trong cùng kỳ năm nay.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU sau khi tăng nhẹ 5% trong tháng 3 đã đảo chiều trong tháng 4. Giá trị XK sang khối thị trường này trong tháng 4 chỉ đạt gần 11 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 9%, đạt hơn 48 triệu USD.
Đáng chú ý trong tháng 4 tại khối thị trường này là sự vượt lên của Lithuania. Sau khi sụt giảm trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Lithuania đã tăng trưởng liên tục trong 2 tháng trở lại đây. Điều này đã giúp Lithuania vượt qua Italy lên trở thành thị trường NK cá ngừ lớn thứ 3 trong khối EU, sau Đức và Hà Lan. Cùng với Lithuania, xuất khẩu cá ngừ sang Đức cũng đã tăng trở lại trong tháng 4, với mức tăng 25% so với cùng kỳ.
Tại khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Nhật Bản sau khi tăng trưởng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam liên tục trong 3 tháng đầu năm, đã sụt giảm 25% tháng tháng 4. Trong khi đó, trong tháng 4 xuất khẩu cá ngừ sang Mexico lại tăng “phi mã” 117% và xuất khẩu sang Chile tăng 78% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường xuất khẩu ảm đạm đang khiến doanh nghiệp gặp khó cả về việc tìm kiếm đơn hàng và vốn mua nguyên liệu của ngư dân để dự trữ. Để giữ chân lao động và tiêu thụ cá ngừ cho ngư dân, doanh nghiệp vẫn cố duy trì sản xuất qua việc gia tăng sản xuất cá ngừ chế biến, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để bù lại các thị trường chính bị giảm sút.
Tuy nhiên, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, khiến cho lượng tồn kho tăng cao. Thêm vào đó, chi phí đầu vào tăng… đang khiến cho đa phần doanh nghiệp đều đang hoạt động cầm chừng và rất cần sự tiếp sức từ Nhà nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay 3/4: Đồng USD suy yếu giúp đẩy giá vàng tăng mạnh
- ·Giữ được mình, giữ được… lề
- ·Chi thường xuyên lớn 'không chỉ cho bộ máy mà cho cả người dân'
- ·Chi thường xuyên lớn 'không chỉ cho bộ máy mà cho cả người dân'
- ·Vụ Bệnh viện Thu Cúc kỳ thị sản phụ người Vĩnh Phúc: ‘Không có ai vi phạm để phải kỷ luật’
- ·Nghi binh chiến lược trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
- ·Thiết thực tháng thanh niên
- ·Nhiều mô hình chào mừng sự kiện lớn
- ·Quảng Ninh: Đình chỉ 20 tàu du lịch do thiếu hệ thống cảnh báo PCCC tự động
- ·Hậu Giang đón tết trong vui tươi, đầm ấm
- ·Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 5
- ·Phân công chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- ·Sẽ sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống
- ·Chiến thắng Hà Nội
- ·Hà Nam: Bốt điện Thanh Tuyền bùng cháy do quá tải
- ·Cần quan tâm giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ
- ·Góp sức làm đẹp quê hương
- ·Khẳng định vai trò của Đảng về công tác cán bộ
- ·Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triể
- ·Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt