【kq trận inter】Thuốc “đặc trị” cho giải ngân vốn đầu tư công
Chậm giải ngân vốn đầu tưcông đã trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Để giải quyết dứt điểm,ốcđặctrịchogiảingânvốnđầutưcôkq trận inter phải có các thuốc “đặc trị”, không phải chỉ bằng quyết tâm chính trị, mà phải bằng cả một kế hoạch đầu tư công trung hạn hiệu quả và có tầm nhìn xa.
Việt Nam đang cần nguồn vốn đầu tư công rất lớn cho xây dựng hạ tầng, để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: A.M |
Bài 5: Đầu tư công là đầu tư cho tương lai
Trong tận cùng mọi vấn đề liên quan đến việc làm sao thúc đẩy giải ngân nhanh và tăng hiệu quả đầu tư công, có lẽ, tư duy về đầu tư công là yếu tố quan trọng nhất. Nếu luôn xác định được rằng, đầu tư công là đầu tư cho tương lai, thì mọi rào cản, mọi vướng mắc sẽ dễ dàng được san phẳng.
Nỗi lo… “đầu tiên”
Không nằm ngoài dự đoán, khi Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025, với con số lên tới 2,87 triệu tỷ đồng, không ít ý kiến bày tỏ sự quan ngại. Lo là phải, bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, lấy đâu ra ngân khoản khổng lồ đó? Hơn nữa, kinh tế Việt Nam chưa tích lũy được bao nhiêu, nên đã đầu tư là phải đi vay. Nếu vay nhiều, nợ công sẽ tăng cao.
“Nếu 5 năm 2021- 2025, đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, thì kế hoạch chi ngân sách trong giai đoạn này sẽ lên con số 10,2 triệu tỷ đồng, gấp 1,3 lần so với số tiền chi trong giai đoạn 5 năm trước, dẫn đến bội chi khoảng 1,96 triệu tỷ đồng, chiếm 3,7% GDP. Vấn đề là, phải tính xem bội chi này lấy ở đâu”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đặt câu hỏi.
Thực tế, như Báo Đầu tư đã thông tin, ban đầu, Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025 được đề xuất ở mức 2,75 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó, căn cứ vào kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2020 (cao hơn đánh giá tại thời điểm tháng 10/2020), dẫn đến dự kiến thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tăng, Chính phủ đã quyết định đề xuất con số 2,87 triệu tỷ đồng, với chủ trương là sẽ giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư.
Đề xuất này đã được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ nhất. Mặc dù vậy, câu hỏi “đầu tiên” vẫn như đang lơ lửng đâu đó.
Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là trong 5 năm tới, sẽ huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trọng tâm là bảo đảm nguồn lực ngân sách nhà nước cho đầu tư tối thiểu 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 1,5 triệu tỷ đồng.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồ Đức Phớc, trong 5 năm tới, ngân sách Trung ương sẽ phải vay 1,773 triệu tỷ đồng và vay về cho vay lại 221.800 tỷ đồng, vay nước ngoài 526.000 tỷ đồng, nhưng đưa vào đầu tư công chỉ 300.000 tỷ đồng ODA.
Vay lớn và chi lớn cho đầu tư, nên giai đoạn 2021-2025, dự kiến bội chi ngân sách là 3,7% GDP, nợ công là 45,08% GDP, nợ Chính phủ là 41,6% GDP và nợ nước ngoài 41,9% GDP.
Ở góc độ vốn đầu tư công được hiểu là tiền thuế của nhân dân, kể cả là vốn đi vay, người trả cũng sẽ là nhân dân, thì việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này là rất cần thiết. Quốc hội lo cũng là hợp lẽ.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải còn nói rằng, tuy các tỷ lệ an toàn nợ công trong giới hạn, nhưng số tuyệt đối của các khoản nợ lại tăng nhiều. “Mức dư nợ vay bình quân đầu người tăng cao so với giai đoạn trước. Tổng mức vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc đã lớn hơn tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2015. Chính phủ cần lưu ý trong điều hành để đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia”, ông Nguyễn Đức Hải nhắc nhở.
Đầu tư công là đầu tư cho tương lai
Lo nợ công, lo bội chi không phải là không có lý, nhưng một chuyên gia kinh tế đã nói với phóng viên Báo Đầu tư: “Chúng ta muốn làm sân bay Long Thành, làm cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Bắc - Nam, nhưng hễ đề xuất là lại lo vay nợ, lo bội chị, lo nợ công. Thế thì phải làm sao?”. Vị này cho rằng, đã đến lúc, phải “đánh” vào tư tưởng đầu tư công và phải nghĩ rằng, “đầu tư công là đầu tư cho tương lai”.
“Nếu đã nghĩ như vậy, thì có lúc phải chấp nhận bội chi, chấp nhận nợ công tăng cao”, vị chuyên gia nói như vậy.
1,773 triệu tỷ đồng là số tiền mà ngân sách Trung ương sẽ vay trong 5 năm tới để đầu tư cho các dự ántrọng điểm.
3,7% là tỷ lệ bội chi ngân sách dự kiến trong giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nợ công là 45,08% GDP, nợ Chính phủ là 41,6% GDP và nợ nước ngoài 41,9% GDP.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 05/2016
- ·Tiêu thụ vải thiều, gạo qua Ví MoMo vượt xa kỳ vọng ban đầu
- ·Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch là nhiệm vụ số một của Bộ KH&ĐT
- ·Giảm gần 3 tỷ USD xây sân bay Long Thành
- ·Tôi muốn giấu anh việc mình từng bị chồng bỏ vì ngoại tình
- ·Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I nhiệm kỳ 2020
- ·Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ mới
- ·Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
- ·Nhói lòng mẹ dị tật bới rác nuôi con
- ·Anh rời EU có thể khiến hỗ trợ ODA cho Việt Nam gặp khó
- ·Gói 30.000 tỷ: Triển khai chậm, thủ tục “hành” dân?
- ·Biển Đông sẽ là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36?
- ·Sun Group lần thứ 3 được WTA vinh danh là Tập đoàn du lịch hàng đầu châu Á
- ·T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 01/2015
- ·Thủ tướng: Lo mọi thứ cho dân, trước hết là đời sống
- ·Hơn 89.000 lao động tự do tại TPHCM được đề xuất hỗ trợ khó khăn do dịch Covid
- ·Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
- ·Thiếu nữ đêm trăng
- ·Thủ tướng: Các nghị định về điều kiện kinh doanh phải ban hành trước 1/7