【soi kèo panama】DNNN đóng góp khoảng 30% thu ngân sách Nhà nước
Đóng góp 32% vào GDP
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN, tình hình sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn 2011 - 2015 về cơ bản đã đạt được một số kết quả.
Theo tính toán của Chính phủ, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN có nhiều cải thiện; vốn chủ sở hữu tăng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu đạt 10 - 15%, nộp NSNN tăng 27%/năm, đóng góp khoảng 30% thu NSNN, 32% GDP.
Trên 80% DNNN có lãi và 11,7% doanh nghiệp lỗ. Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 26% so với năm 2011, năm 2013 tăng 4,1% so với năm 2012; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu so tương ứng là 16,37% (trong đó các tập đoàn, tổng công ty là 16,94%; năm 2013 là 15,4%).
Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 1,52 lần (tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1,46 lần, năm 2013 là 1,58 lần), nằm trong giới hạn cho phép (3 lần).
Có được kết quả trên là nhờ trong thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành nhằm tăng cường đổi mới quản trị doanh nghiệp. Ví dụ như Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường.
Trên cơ sở thông lệ quốc tế, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp như: Áp đặt DNNN thực hiện các luật kinh doanh chung như doanh nghiệp tư nhân; xác định rõ hơn trách nhiệm giải trình đối với hoạt động của DNNN và tăng cường giám sát DNNN, công bố rõ ràng mục tiêu hoạt động của khu vực DNNN.
Bên cạnh đó, đã thực hiện đối xử công bằng với các cổ đông nhỏ trong doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước thông qua cải thiện cơ chế thực thi Luật Doanh nghiệp; áp dụng chuẩn mực công khai thông tin của công ty đại chúng vào DNNN... Nhờ vậy, quản trị DNNN đã được cải thiện một bước tuy kết quả vẫn còn hạn chế.
Quản lý nợ nần
Để DNNN hoạt động hiệu quả, ngoài đổi mới quản trị, các cơ quan quản lý đã nhận ra điểm yếu của DNNN đó là tình trạng nợ nần. Chính vì vậy, nhiều chế tài được ban hành nhằm quản lý hiệu quả nợ của các DNNN. Nghị định số 206/2013/NĐ-CP về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã quy định những nguyên tắc và cách thức quản lý nợ, xử lý các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tại văn bản này, đã đưa ra một số nội dung về hướng dẫn giám sát, đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, cũng như hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Theo các chuyên gia kinh tế, Nghị định này đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với các DNNN.
Được biết, một số Bộ như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng đã xây dựng và ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn cụ thể nhiều nội dung tại Nghị định như: Quy chế hoạt động của kiểm soát viên; quy trình cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt danh mục dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm; việc quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đến nay các Bộ cũng đã và đang soạn thảo các văn bản pháp luật khác nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các DNNN theo hướng thị trường như Quy chế quản trị công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Việc ban hành quy chế này sẽ làm rõ những nội dung quản trị công ty, cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu trong nội bộ cơ quan đại diện, làm rõ trách nhiệm giải trình trong thực hiện nghĩa vụ quyền sở hữu. Đồng thời, góp phần công khai và minh bạch hóa các quan hệ bên trong công ty.
Trong báo cáo gửi đến Quốc hội của Chính phủ về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của các DNNN đã điểm mặt nhiều "ông lớn" nợ xấu. Theo đó, năm 2014 trong số tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, số nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013.
Trong số 13.570 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi, TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (VN) có số nợ cao nhất (3.113 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông VN (1.807 tỷ đồng); TĐ Viễn thông quân đội (616 tỷ đồng); TCT CN Xi măng VN (613 tỷ đồng)…
Chính phủ cũng đã "điểm mặt chỉ tên" trong báo cáo gửi đến Quốc hội một số Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - TCT Đông Bắc (nợ phải thu 4.714,191 tỷ đồng, bằng 72%); Công ty mẹ - TCT XD Trường Sơn (nợ phải thu 1.985,740 tỷ đồng, bằng 69%); Công ty mẹ - TCT XD Nông nghiệp (nợ phải thu 374,834 tỷ đồng, bằng 69%)...
Theo Chính phủ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ Nợ phải thu /Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013, tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Niềm vui nhận quà cứu trợ trong Ngày Quốc khánh Việt Nam
- ·Thêm 16 ca Covid
- ·Truy bắt nhanh đối tượng sát hại lái xe ôm để cướp tài sản
- ·Kiểm tra nồng độ cồn đột ngột không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân
- ·Cha mẹ qua đời, em gái 15 tuổi mò cua, bắt ốc nuôi anh trai bệnh tật
- ·Khoảng 100 nghìn người bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp bộ máy
- ·Không nên quá tự hào về thành tích xuất khẩu trong nông nghiệp
- ·Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, sáng 25/9
- ·Bé gái mắc bệnh ung thư máu cần tiền điều trị
- ·Quảng Ninh thêm 4 ca dương tính nCoV
- ·Khất thực ngoài khuôn viên chùa đều là sư giả
- ·Việt Nam có thêm 6 ca mắc Covid
- ·Tạm giữ khẩn cấp Tổng biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và đô thị Việt Nam
- ·Chính thức đánh thuế tự vệ tôn màu nhập khẩu
- ·Vợ muốn bán xe, chồng cần công chứng
- ·Phạt tù đối tượng bỏ trốn sau 8 năm gây án giết người
- ·Xuất khẩu thủy sản tăng nhờ các mặt hàng chủ lực
- ·Thêm 2 ca Covid
- ·Quy định pháp luật về hộ kinh doanh cá thể
- ·Người phụ nữ nhập cảnh trái phép về Đồng Tháp dương tính với Covid