【bóng đá hôm nay ngày mai】Ngành dệt may dự kiến tăng thêm 3 tỉ USD
Năm 2016 chứng kiến sự khó khăn vô cùng của ngành dệt may. Vậy trong quý I/2017, tình hình đã được cải thiện như thế nào, thưa ông?
Trong quý I/2017, ngành dệt may Việt Nam đã đón nhận những tín hiệu tốt hơn mặc dù chưa thể nói là bền vững. Tuy nhiên với 6,75 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng 12,4% so với cùng kì năm trước.
Đáng chú ý, thời gian qua, tăng trưởng ở các thị trường truyền thống không cao, thị trường Mỹ và EU chỉ tăng khoảng 6,3% - 6,4% nhưng nhiều thị trường mới đã có những tín hiệu tốt. Ví dụ, Liên minh Kinh tế Á - Âu có tốc độ tăng trưởng vào Nga tăng 115%; đối với thị trường trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã có tốc độ tăng ở 6 thị trường, cụ thể: Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36% và Myanmar 5%.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc- một trong những khách hàng truyền thống từ trước đến nay của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao tăng 14%. Ngoài ra, có 2 quốc gia là Brazil và Ấn Độ có mức tăng trưởng rất tốt, lên đến 34%.
Những con số này cho thấy, nỗ lực của việc chủ động tiếp cận, tận dụng và khai thác những hiệp định thương mại song phương và đa phương mới đã cho kết quả, mà phần lớn thành quả này đến từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và AEC.
Không chỉ thị trường, những mặt hàng truyền thống của Việt Nam cũng tăng trưởng tốt, như áo thun, quần tiếp tục tăng trưởng 13%-17%, veston tăng 15%, trong khi sơ mi, jacket chỉ tăng trưởng khoảng 1%. Một số mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng tốt trong quý I đó là đồ bơi tăng 29%, quần áo mưa tăng 41%, quần áo gió tăng 18 lần và khăn tăng 31%.
Việc có nhiều sản phẩm mới và nhiều cách tiếp cận thị trường đã và đang từng bước đem lại tốc độ tăng trưởng cao hơn, ổn định hơn và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường truyền thống như các năm trước.
Yếu tố thuận lợi nào đã giúp cho các sản phẩm mới của ngành dệt may tăng trưởng tốt như vậy?
Tôi cho rằng, tất cả các doanh nghiệp dệt may, trong đó có doanh nghiệp của Vinatex đã làm tốt công tác cạnh tranh trên thị trường bởi thực chất ngành dệt may là ngành luôn cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp đã có những sáng tạo, phát kiến riêng của mình khi tiên lượng được những khó khăn của thị trường ở cả châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhờ đó, doanh nghiệp đã có những xúc tiến kịp thời tại các thị trường mới và mặt hàng mới.
Một điều rất rõ ràng là, những thị trường và mặt hàng mới này không phải chỉ được xúc tiến trong 1, 2 tháng mà các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị, xúc tiến trong nhiều năm khi họ nhìn thấy cơ hội qua việc đàm phán các hiệp định thương mại.
Từ 6 tháng cuối năm 2016, công tác xúc tiến thương mại tại các thị trường mới, mặt hàng mới diễn ra mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn do các doanh nghiệp nhìn thấy trước những khó khăn ở thị trường thế giới. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đã tập trung trong việc tiếp tục cải thiện năng suất, tiết kiệm trong chi phí và giá thành, đặc biệt trong điều kiện những chi phí cơ bản ở trong nước tiếp tục tăng nhưng tỉ giá hối đoái lại ổn định.
Việc tỉ giá ổn định đối với các ngành xuất khẩu cũng là bài toán khó khăn đối với doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện các quốc gia cạnh tranh liên tục có sự giảm giá đồng tiền để giữ thị trường, thị phần như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Indonesia, Malaysia. Việc doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được thách thức của 6 tháng cuối năm 2016 và quý I/2017 trong điều kiện kinh tế, tỉ giá, lãi suất của Việt Nam và các chi phí đầu vào tăng lên, là có nhiều sáng tạo và nhiều bài học mới.
Quay trở lại vấn đề thị trường, xin ông cho biết trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP, ngành dệt may đã có những chiến lược điều chuyển như thế nào cho thị trường?
Trước hết cần phải nhấn mạnh Việt Nam chưa có TPP, tăng trưởng của ngành dệt may hoàn toàn dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Trước đây khi đưa ra các kịch bản nếu có TPP và EU thì Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn và phải đứng trước thách thức của việc tận dụng một cách tốt nhất các lợi thế có được từ các hiệp định.
Tuy nhiên khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh thực như những năm trước đây. Chính vì vậy mục tiêu tăng trưởng cho năm 2017 là 8% – 10%, không phải 15%-17% như kịch bản có TPP.
Với tốc độ tăng trưởng của quý I khá tốt, liệu ngành dệt may có hoàn thành kế hoạch năm 2017 không thưa ông?
Hiện tại, quý II vẫn nằm trong dự báo của ngành với tốc độ tăng trưởng 10% và có những tín hiệu rõ ràng là mục tiêu này có thể đạt được. Về việc 6 tháng cuối năm có đạt được tăng trưởng 10% hay không sẽ phải đợi hết tháng 5, tháng 6 khi việc thương lượng các đơn hàng đã hoàn thành thì lời giải mới rõ ràng hơn.
Song với kết quả khả quan như thời gian qua, ngành dệt may đang phấn đấu trong năm 2017 sẽ tăng trưởng trên 10%, tăng thêm khoảng trên 3 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Dù đây là mục tiêu cao nhưng với nỗ lực phấn đấu chung của toàn ngành và sự tập trung tốt về nguồn lực thì ngành dệt may có thể đạt được kết quả này.
Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc khai thác cao nhất hiệu suất của tài sản cố định đã đầu tư, tập trung đầu tư mới để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh với trình độ công nghệ cao hơn, nhất là trong bối cảnh xuất hiện làn sóng công nghệ lần thứ 4 trong hệ thống dệt may. Đây là một áp lực mà các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng để trong 10 năm tới, với hệ thống dệt may đang có, đang đầu tư, tiếp tục mở rộng hoặc thay thế sẽ không trở nên lỗi thời mà vẫn duy trì được năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg tại Đắk Lắk, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu
- ·Rau rớn quê nhà
- ·Chứng khoán 5/2: Thị trường chưa tạo được niềm tin cho dòng tiền trở lại
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Hải quan biên giới Việt
- ·Độ 'xa xỉ' của đám cưới con trai người giàu nhất châu Á
- ·Tổng thống Putin lệnh nâng cấp kho vũ khí hạt nhân Nga
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Hải quan Bà Rịa
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Phối hợp quản lý hiệu quả hàng nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng
- ·Chứng khoán: Mốc 585 sẽ tiếp tục là điểm tựa cho thị trường trong phiên tới
- ·Phạt 1 triệu đồng lái xe xích lô vì “chặt chém” khách
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Tiếp tục kết nạp hướng dẫn viên vào chi hội
- ·Houthi tuyên bố dùng tên lửa siêu vượt âm tự chế tấn công tàu Israel
- ·Giá xăng dầu dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 14/11/2024
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/11/2024: Giá dầu giữ mức thấp nhất gần 2 tuần