【tỷ số sea games】Hơn 4 nghìn cuộc tấn công mạng xảy ra trong 10 tháng
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng 2020 với chủ đề: An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. |
Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bảo đảm an toàn, an ninh mạng được coi là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số dẫn đến các nguy cơ về đánh cắp, hủy hoại và giả mạo thông tin, dữ liệu ngày càng tăng cao.
Các đối tượng tấn công mạng cũng đã khai thác điểm mạnh của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào trong kỹ thuật tấn công mạng, điển hình như xuất hiện những mã độc ngày càng thông minh hơn với công nghệ giả mạo giống như thật; hoặc đã có những mạng botnet từ thiết bị IoT với khả năng tấn công có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc phần lớn mạng Internet của một quốc gia.
Thực tiễn cho thấy, chúng ta đang phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn. Để an toàn hơn trên không gian mạng, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng phải luôn sẵn sàng để ứng phó các nguy cơ, mối đe dọa.
“Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố đã ghi nhận là 4.161 cuộc, trung bình 1 ngày chúng ta đã cảnh báo và xử lý khoảng 14 cuộc tấn công mạng”, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết.
Theo Ban tổ chức, những kẻ tấn công đang có nhiều “cửa ngõ” hơn để thâm nhập vào kho dữ liệu của các tổ chức và khiến quy trình bảo mật thông tin càng trở nên phức tạp.
Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông), tính đến tháng 9/2019, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về tấn công email và thứ 3 thế giới về tấn công botnet.
Đặc biệt, các cuộc tấn công không chỉ gia tăng nhanh về số lượng, thời lượng và tần suất, mà còn được tăng cường bởi sức mạnh của các công nghệ mới, dẫn tới các vụ rò rỉ, đánh cắp, phá huỷ dữ liệu quy mô lớn nhắm vào các hạ tầng trọng yếu của quốc gia, doanh nghiệp.
Vì vậy, trong những năm vừa qua, mức độ đầu tư của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dành cho các giải pháp bảo mật đã có sự cải thiện đáng kể.
Hội thảo và triển lãm lần này hướng đến mục tiêu giúp các chuyên gia, nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các rủi ro an toàn, an ninh mạng phi truyền thống và bảo vệ các hệ thống thông tin quan trọng.
Những kinh nghiệm quốc tế, những chiến lược an toàn, an ninh mạng của các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo mật, lưu trữ dữ liệu, quản trị rủi ro cũng đã được chia sẻ tại các phiên hội thảo.
(责任编辑:World Cup)
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Hoá chất Đức Giang (DGC) sắp tạm ứng cổ tức với tỉ lệ 30%
- ·VinFast ký thỏa thuận giao thông công cộng tại Mexico
- ·Bộ Tài chính chủ động, quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên bị sát hại
- ·Thủ tướng: Covid
- ·Bàn giải pháp đưa Nghị quyết 19 vào cuộc sống
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Sữa Quốc tế LOF (IDP) muốn rót gần 1,5 triệu USD vào thị trường Philippines
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Thênh thang bước đi giữa trời rực rỡ
- ·Kế hoạch thực hiện công tác dân vận toàn khóa 2021 – 2025 của Bộ Công Thương
- ·Tiềm năng hợp tác lớn giữa Lebanon và Việt Nam
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Ngân hàng Sumitomo Mitsui muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam
- ·Tăng cường cảnh báo sớm – một trong những giải pháp hữu hiệu của công tác phòng vệ thương mại
- ·Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương rất lớn
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Thủ tướng phát đi thông điệp mạnh mẽ của một Chính phủ hành động