【trực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai】Nỗi khổ của tài xế đưa người say và xế hộp về nhà
Luật Phòng chống tác hại của rượu,ỗikhổcủatàixếđưangườisayvàxếhộpvềnhàtrực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai bia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo đó, những người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm, phải chịu xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành.
Từ hôm đó đến nay, dịch vụ đưa người say về nhà của công ty anh Trần Nhật Trường (Quận 12, TP.HCM) ‘ăn nên làm ra’. Anh Trường cho biết, công ty anh hoạt động bên lĩnh vực vận tải, có tổng cộng gần 400 tài xế.
Một chốt kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. |
Từng chứng kiến nhiều câu chuyện bi ai khi tham gia giao thông của những người uống say, năm 2016, anh quyết định mở dịch vụ: ‘Bạn uống tôi lái’.
Người sử dụng dịch vụ này chỉ cần vào app cung cấp địa điểm đang uống rượu, bia, nơi ở, thời gian, lựa chọn tài xế. Bên anh Trường sẽ cam kết lựa chọn một tài xế tốt, thành thạo giải quyết các tình huống của người say gây ra, đưa khách và xế hộp của họ về nhà.
‘Mở dịch vụ này chúng tôi muốn tạo thêm thu nhập cho các tài xế, vì thế, các tài xế phải cam kết đảm bảo an toàn cho khách’, anh Trường thông tin.
Anh Trường cho biết, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa có hiệu lực, dịch vụ bên anh rất ít khách. Họ là những người người giàu, có chức quyền hoặc muốn được an toàn về nhà khi say.
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của một người tham gia giao thông. |
‘Từ ngày 1/1 đến nay, nhiều khách gọi đến đặt dịch vụ lắm. Nếu như trước đây, bên tôi chỉ có 20 người/ngày thì giờ hơn 100 người/ngày’, anh Trường thông tin.
Giải thích về lý do dịch vụ này chỉ ‘nở rộ’ từ mấy hôm nay, anh Trường cho biết, do bên anh không quảng cáo rầm rộ, chỉ phục vụ các khách quen, rồi làm việc theo kiểu truyền miệng. Một phần, khi Nghị định 100 chưa có hiệu lực, nhiều người say bất chấp nguy hiểm lái xe về.
Anh Nguyễn Lê Như Vũ, giám đốc một công ty vận tải ở Quận 9 cũng mở dịch vụ đưa người say về nhà được 2 năm, nhưng lượng khách gọi đến nhiều mới từ hôm 1/1.
Từ ngày 1/1, cứ tối đến anh Vũ trực điện thoại, theo dõi app để khách gọi sẽ kịp thời trả lời. 30 tài xế công ty anh Vũ có tay nghề, bằng lái đầy đủ, đã được đào tạo những kỹ năng ứng phó với người say cũng túc trực ở công ty hoặc gần các quán nhậu, nhà hàng… để khi có người gọi sẽ đáp ứng nhanh yêu cầu.
Anh Vũ cho biết, giá dịch vụ này cao gấp đôi so với dịch vụ vận chuyển thông thường. Ví dụ, giá taxi thông thường 10.000 đồng/km thì dịch vụ này là 20.000 đồng/km. Nguyên nhân theo anh Vũ đưa ra là do tài xế phải làm việc vào đêm khuya, có khi 1-2 giờ sáng vẫn phải làm việc.
Ngoài ra, khi đưa người say và tài sản của họ về nhà, người tài xế ngoài có sức khỏe, bằng lái, kinh nghiệm lái xe còn phải có những kỹ năng và sự chịu đựng đặc biệt. ‘Người say họ ói lên xe thì phải lau dọn. Họ trúng gió trên đường thì mình phải biết cách cấp cứu kịp thời.
Người say rượu, bia cũng thường không kiểm soát được việc làm của mình, ngồi trên xe họ la mắng, khóc lóc, làm các hành động thiếu kiểm soát, tài xế phải chịu đựng, nóng lắm cũng phải kiềm chế.
Đau đầu nhất là những người say quên cả địa chỉ nhà mình, số điện thoại của người thân. Tài xế lúc đó phải chờ họ ngủ một lúc cho tỉnh rồi mới chở họ về được. Sau khi đưa người say và xế hộp của họ về an toàn, tài xế còn phải bắt xe về nhà của mình', anh Vũ nói.
Anh Trường thì lo lắng, dịch vụ này sẽ chỉ 'nở rộ' trong thời gian ngắn, khi các thông tin lắng xuống thì đâu lại vào đó. Có nghĩa rằng, khi cảnh sát giao thông không còn kiểm tra chặt nữa thì người say lại lách luật, tự lái xe khi đã có hơi men.
‘Nghị định 100 có hiệu lực là rất tốt và là một yếu tố giúp giảm tình trạng nhậu quá tải, ép uống vô lý. Nhưng tôi nghĩ, cần phải làm nghiêm và xuyên suốt thì mới có tính răn đe, giúp bài trừ được những chuyện không đáng do rượu, bia gây ra', anh Trường nói.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX đến 24 tháng, còn với người điều khiển xe máy, mức phạt nặng nhất từ 6-8 triệu đồng, tước GPLX đến 2 năm.
Một triệu đồng cho dịch vụ đưa khách say và xế hộp về nhà
Với 1 khoản tiền theo thỏa thuận, khách say và phương tiện (ô tô) sẽ được đưa về nhà một cách an toàn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những chuyện tình như cổ tích ở làng thương binh
- ·Áp giá đất mới, lo giá nhà tại TP.HCM tăng vọt
- ·Ô nhiễm môi trường sống và bài toán quy hoạch
- ·Protech Sài Gòn giới thiệu dự án kích cầu thị trường BĐS Long An
- ·Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
- ·Tiền rút tại máy ATM bị rách sẽ được đổi mà không mất phí
- ·Sắp được “cởi trói” pháp lý, thị trường condotel sẽ sôi động trở lại?
- ·Hàng tỷ USD vốn FDI đang đổ về Thái Nguyên, cơ hội nào cho bất động sản?
- ·Mẹ gánh gạch xin cứu con bị hoại tử nửa người
- ·30.000 căn hộ condotel đang tồn đọng, có xuất hiện “cơn bão xả hàng” condotel?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/9/2023: Xăng trong nước có thể tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ?
- ·Khan nguồn cung, chớp thời cơ mua nhà “chuẩn” pháp lý, giá cả
- ·Nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ
- ·Bạn đọc tặng 4 triệu đồng cho gia đình chị Hoàng Thị Lai
- ·Giá vàng hôm nay 27/11/2023: Rủi ro với người mua tăng cao
- ·8 tháng năm 2018, vốn FDI đổ vào bất động sản đạt khoảng 5,9 tỷ USD
- ·Người dân sống ở Khu chung cư Bạch Đằng: Bao giờ được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ?
- ·Vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào bất động sản TP.HCM
- ·Khánh thành nhà máy Baliogo 2 tại Long An
- ·Tiền rút tại máy ATM bị rách sẽ được đổi mà không mất phí