【cách tính cược xiên】Không dung túng CBCC Hải quan sách nhiễu
Trong quy trình thủ tục hải quan có nhiều khẩu nghiệp vụ (tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính thuế, kiểm hóa, giám sát, kiểm soát…), do vậy DN cần cung cấp danh tính, địa chỉ cụ thể. Để trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan có biện pháp chấn chỉnh, xử lý đúng người, đúng địa chỉ, giúp cho DN thuận lợi trong làm thủ tục hải quan.
Thời gian qua, ngành Hải quan đã đề ra nhiều giải pháp về phòng ngừa, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng trong cán bộ, công chức Hải quan, như: Áp dụng 10 giải pháp để ngặn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong CBCC hải quan. Trong đó, yêu cầu cán bộ, công chức có cam kết không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, không nhận tiền “bồi dưỡng” hoặc ăn chia với chủ hàng dưới mọi hình thức; cán bộ, công chức nào vi phạm, bị bắt quả tang thì làm ngay thủ tục xử lý kỷ luật buộc thôi việc; thiết lập, niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Hải quan, Thanh tra từ Tổng cục Hải quan đến Chi cục để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp; kêu gọi các DN xuất nhập khẩu, đầu tư, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về hải quan và hưởng ứng, phối hợp thực hiện chống tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của công chức hải quan.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã ban hành “10 điều kỷ cương của công chức Hải quan Việt Nam", trong đó quy định: Công chức Hải quan không nhận mọi lợi ích bất hợp pháp của doanh nghiệp; khi làm thủ tục hải quan cho DN phải công tâm, tận tụy, nhanh chóng, chính xác, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn và coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác.
Ngoài ra, ngành Hải quan cũng tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của CBCC Hải quan, trong đó xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với công chức có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực (xử lý cả trách nhiệm cán bộ lãnh đạo khi để đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách có công chức vi phạm); Ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người hợp đồng lao động ngành Hải quan, trong đó có quy định về chuẩn mực ứng xử với doanh nghiệp: không trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiều hà trong giải quyết công việc, không nhận tiền, tài sản, lợi ích bất hợp pháp từ phía DN dưới mọi hình thức; Ban hành “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”; “Quy chế giám sát, kiểm tra đột xuất trong ngành Hải quan”; "Quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị khi để vụ, việc sai phạm xảy ra trong đơn vị, lĩnh vực công tác do mình quản lý, phụ trách” ...
Hiện, ngành Hải quan đã thành lập các đội đặc nhiệm để giám sát, kiểm tra đột xuất đối với CBCC trong thi hành nhiệm vụ ở các khâu nghiệp vụ, nhằm phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc, kịp thời những cán bộ, công chức gây phiền hà, sách nhiễu tiêu cực.
Tổng cục Hải quan thường xuyên có văn bản cảnh báo trong toàn ngành Hải quan về những dấu hiệu, hiện tượng, hành vi vi phạm của cán bộ, công chức để các đơn vị hải quan chấn chỉnh, rút bài học kinh nghiệm, không để vụ việc tương tự xảy ra trong đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại, áp dụng hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp giữa công chức Hải quan và DN trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đây là một trong những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của CBCC hải quan.
Các văn bản trên đã được quán triệt, triển khai đến từng cán bộ, công chức hải quan và được niêm yết công khai tại trụ sở, địa điểm làm thủ tục hải quan. Tại các địa điểm làm thủ tục đều có hòm thư góp ý, số điện thoại của lãnh đạo Cục, lãnh đạo Chi cục, hộp thư điện tử, mạng nội bộ của Cục, để người dân, doanh nghiệp phản ánh thái độ, trách nhiệm, hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức Hải quan để đơn vị kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
Theo Tổng cục Hải quan, để các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực của CBCC hải quan có hiệu quả, rất cần DN Hàn Quốc nói riêng và DN xuất nhập khẩu nói chung tiếp tục hợp tác, phản ánh cụ thể những trường hợp vi phạm để ngành Hải quan xử lý nghiêm khắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư của DN.
Mai Ka
(责任编辑:La liga)
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Government Office reviews 2019 work and set 2020 tasks
- ·PM Phúc receives foreign military leaders
- ·Việt Nam and Japanese LDP agree to step up high level and people
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Army stands firmly under Party’s leadership: top leader
- ·Cambodian, Lao, Myanmar defence officials welcomed in Hà Nội
- ·Việt Nam, China should develop stable ties together: Party official
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Việt Nam, Indonesia fortify bilateral co
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·The centrality of Vietnam for stability in Asia
- ·Lao PM visits, co
- ·Technology and innovation identified as strategic direction for VN’s economy
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·NA Standing Committee opens 40th session
- ·CLMV senior economic officials meet in Hà Nội
- ·Prioritised orientations in ASEAN economic pillar in 2020 unveiled
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·About 1,000 Japanese lawmakers, businesspeople to visit Việt Nam