【norwich đấu với blackburn】Đề xuất thành lập hệ thống cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
Thiếu bộ máy chuyên trách quản lý kê khai tài sản, thu nhập
Hiện nay, Luật PCTN quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập là cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ qua tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện các quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập thời gian qua chưa hiệu quả là chưa có bộ máy được giao nhiệm vụ chuyên trách quản lý bản kê khai và sử dụng, khai thác các thông tin, dữ liệu có được để kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Vì vậy, cần phải có giải pháp để khắc phục. Hiện Chính phủ đưa ra hai phương án.
Phương án thứ nhất là thành lập cơ quan chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, để tránh việc phát sinh về tổ chức và biên chế, cần lựa chọn phương án giao chức năng chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập cho hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, gồm: Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ và thanh tra tỉnh; đồng thời, tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương không có cơ quan thanh tra thì giao cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ.
Phương án hai là giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hưởng hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý và có chỉnh lý quy định theo nhóm chức vụ (giám đốc sở và tương đương trở lên) thay cho hệ số phụ cấp (0,9) để phù hợp với định hướng về cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Lựa chọn phương án 1, Chính phủ cho rằng phương án này giúp khắc phục một cách triệt để những bất cập, hạn chế trong quản lý bản kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay thông qua việc hình thành mạng lưới cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập với tổng số khoảng 120 đầu mối trên phạm vi toàn quốc; đồng thời xác định rõ vai trò điều phối của Thanh tra Chính phủ.
Lo ngại quá tải cho hệ thống cơ quan thanh tra
Tuy nhiên, qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp tán thành phương án 2, với lý do phương án này đã tăng cường hơn tính tập trung, khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải quá nhiều đầu mối cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập như hiện nay nhưng cũng không gây xáo trộn lớn về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị đang làm công tác này.
Đồng thời, so với Luật PCTN hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung nhiều trường hợp bắt buộc phải xác minh tài sản, thu nhập; bổ sung cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập nhiều nhiệm vụ mới thì việc giao cho một đầu mối cơ quan kiểm soát là khó khả thi. Bên cạnh đó, với tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của các cơ quan thanh tra hiện nay thì chỉ riêng việc thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng đã quá tải.
Mặt khác, việc giao cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các cơ quan Đảng, Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cũng chưa thật phù hợp với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức hệ thống chính trị và phân cấp quản lý cán bộ ở nước ta hiện nay.
Tuy vậy, một số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp cũng tán thành phương án như Chính phủ chọn vì cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua là do phân tán thẩm quyền, thiếu bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, việc giao cho các cơ quan tự kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại cơ quan mình cũng khó bảo đảm khách quan.
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị quy định một đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập nhưng đề nghị cân nhắc giao cho Kiểm toán Nhà nước đảm nhiệm để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động, phù hợp với nguyên tắc kiểm soát quyền lực. Có ý kiến đề nghị giao cơ quan thuế như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để kết hợp kiểm soát tài sản, thu nhập với kiểm soát thuế, đồng thời sử dụng được đội ngũ cán bộ, công chức sẵn có và đã có kinh nghiệm về quản lý thuế là lĩnh vực tương đối gần với kiểm soát tài sản, thu nhập.
Theo chương trình, ngày 13/6 tới, Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận tại hội trường về dự án Luật PCTN.
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·'Bắt bệnh' khi vô lăng ô tô bị rung lắc tránh những tai nạn cực nguy hiểm
- ·Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế
- ·Chuyên gia trong nước và quốc tế nói gì về xây dựng, phát triển thương hiệu hiệu quả?
- ·Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc
- ·Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất hợp lý
- ·Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD
- ·Công đoàn Bộ Tài chính là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong hoạt động công đoàn
- ·Bộ trưởng GD
- ·Tìm thấy vật lạ, tưởng lẫy nắp Coca bỏ đi ai ngờ là nhẫn vàng 500 tuổi
- ·Năm 2020, Phú Yên đặt mục tiêu thu ngân sách 9.000 tỷ đồng
- ·Nghĩa vụ quân sự 2018: Những trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ
- ·Quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất từ thị trường nào?
- ·Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi đôi với chống thất thu
- ·48 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm gồm những ai?
- ·Các khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng đột biến: EVN sẽ phúc tra toàn bộ
- ·Đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng chế phẩm làm đẹp
- ·Kho bạc Hải Dương khóa sổ, quyết toán thành công
- ·Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cam kết nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh
- ·Tài xế bẻ lái cứu 2 nữ sinh bất ngờ đổi ý trong việc đền bù
- ·Ở "thủ phủ" chăn đệm bình dân