【kq ulsan】Thủ tướng: Không có vùng cấm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Khẩn trương xử lý các ngân hàng 0 đồng
Trước hết,ủtướngKhôngcóvùngcấmtrongđấutranhphòngchốngthamnhũkq ulsan về vấn đề nợ công, Thủ tướng khẳng định đây là vấn đề hệ trọng đối với kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Có nhiều ý kiến cho rằng nợ công tăng nhanh, nếu tính đầy đủ đã vượt trần cho phép.
Thời gian tới, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và nợ công, Chính phủ sẽ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, tập trung rà soát các dự án sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; chú trọng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại, bảo đảm khả năng tự trả nợ.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm chi phí vay vốn, giảm thiểu rủi ro. Rà soát, sửa đổi bổ sung Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược và Chương trình quản lý nợ công trung hạn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công khai các thông tin về nợ công.
Đối với vấn đề nợ xấu, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận nợ xấu còn cao, xử lý chưa thực chất và còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm; năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) còn hạn chế, tỷ lệ nợ xấu được xử lý qua VAMC rất thấp; thị trường mua bán nợ chưa phát triển...
Thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tập trung thu hồi nợ, thu giữ, định giá, phát mại tài sản; cải cách thủ tục tố tụng, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm; tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực cho VAMC; phát triển thị trường mua bán nợ.
Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại. Tăng cường hiệu lực hiệu quả thanh tra, giám sát, xử lý căn bản tình trạng sở hữu chéo của các tổ chức tín dụng. Khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro và an toàn hệ thống.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), một chủ trương đã có từ lâu nhưng kết quả chưa như mong muốn. Số lượng DNNN đã giảm mạnh, tuy nhiên tỷ lệ vốn bán ra mới đạt khoảng 8%. Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường; thực hiện công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, ngăn ngừa thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Đồng thời, thoái hết vốn nhà nước tại những DN không cần nắm giữ. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu DN và cơ quan quản lý. Tập trung nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DNNN. Thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện, trước mắt là những đơn vị sự nghiệp kinh tế công lập. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; sớm thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.
Kiên quyết loại bỏ các dự án kém hiệu quả
Tại kỳ họp, nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri cũng có ý kiến về các dự án đầu tư lớn của DNNN chậm tiến độ, thua lỗ, lãng phí, phải dừng đầu tư, dừng hoạt động; công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập, chưa kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, có trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo thanh kiểm tra các dự án này, đánh giá đúng thực trạng tình hình, đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết và thu hồi tối đa vốn, tài sản nhà nước, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Đồng thời, rà soát toàn bộ hoạt động các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để có phương án xử lý phù hợp, không để lãng phí, thất thoát vốn; kiên quyết loại bỏ các dự án kém hiệu quả; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chủ đầu tư, nhà thầu, tiến độ thực hiện và chất lượng các dự án. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm cán bộ, sử dụng lao động trong DNNN; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, vừa qua nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng tham nhũng còn phổ biến và nghiêm trọng. Thủ tướng cam kết, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp PCTN. Tập trung hoàn thiện thể chế; kiểm soát quyền lực; xóa bỏ cơ chế xin cho; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch; làm tốt công tác kiểm soát thu nhập; thay đổi văn hóa sử dụng tiền mặt, chuyển mạnh sang thanh toán qua tài khoản.
Ngăn chặn, loại bỏ lợi ích nhóm, nhất là trong những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: đầu tư công, tài sản công, cổ phần hóa DNNN, các dự án BT, BOT, đất đai, tài nguyên... và trong công tác cán bộ. ”Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Xóa bỏ tư duy cuối nhiệm kỳ, không có vùng cấm trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Thủ tướng khẳng định.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo xây dựng bộ máy hành chính nhà nước các cấp liêm chính, trong sạch, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân cùng giám sát bộ máy chính quyền các cấp; kêu gọi cộng đồng DN và mọi người dân đồng hành, nói không với tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; hình thành văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử lành mạnh, văn minh, không tạo cơ hội cho cán bộ, công chức tham nhũng, lãng phí.../.
"Chúng ta đã có Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tinh thần tiết kiệm chưa cao, lãng phí trong bộ máy nhà nước và trong xã hội vẫn còn rất nghiêm trọng. Cần phải thay đổi văn hóa trong thực hành tiết kiệm của từng cán bộ, công chức và trong toàn xã hội. Cần phải quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN, mua sắm và sử dụng tài sản công, xe ô-tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...”, Thủ tướng nhấn mạnh. |
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội đã triển khai 1.427 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Hà Duy đăng ảnh với Hương Giang, tiết lộ mối quan hệ sau ồn ào 'cắt show'
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà chiếm trọn spotlight khi khoe cặp chân nuột nà không tỳ vết
- ·Hoa hậu Lương Kỳ Duyên quảng bá du lịch tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang
- ·Nóng: Cháy Công ty Rạng Đông do chập điện, không có sự phá hoại
- ·Á hậu Trương Mỹ Nhân được bạn trai cầu hôn sau 5 năm bên nhau
- ·Hoa hậu Mai Phương bán áo thun gây quỹ thiện nguyện
- ·Hoa hậu Phan Kim Oanh trở lại Myanmar sau 7 tháng đăng quang
- ·Điểm mặt những cán bộ liên quan tới vụ điểm thi bất thường ở Sơn La
- ·Đỗ Thị Hà, Ngọc Thảo xuất hiện trong bộ ảnh cưới của Á hậu Phương Anh
- ·Bão số 4: Bão rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra ngập úng ở các tỉnh, thành phố
- ·Vì sao cuộc thi Hoa hậu Đền Hùng chỉ được tổ chức một lần?
- ·Hoa hậu Phan Hoàng Thu cùng con trai đi xem hoạt hình Doraemon
- ·Lý do Hoa hậu H'Hen Niê làm host chương trình về ẩm thực
- ·Thu hồi 5 giấy phép, tạm đình chỉ 2 phòng khám vi phạm quy định phòng chống dịch Covid
- ·Cuộc thi Mrs Grand Vietnam chấp nhận thí sinh 'dao kéo', Á hậu Thuỵ Vân nói gì?
- ·Hoa hậu Khánh Vân bức xúc gọi thẳng tên người mỉa mai cô 'ngủ 1 đêm có nhà, xe'
- ·Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lội bùn bắt cá, lấm lem bùn đất
- ·Thủ tướng lắng nghe chuyên gia, nhà khoa học 'hiến kế' về chiến lược 10 năm tới
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà thoát mác 'gái quê' sau khi hết nhiệm kỳ