【everton vs aston villa】Xử lý nợ xấu năm 2018: Cảnh giác với nợ xấu mới phát sinh
Tuy nhiên, song song với việc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, các chuyên gia khuyến cáo cần chú trọng kiểm soát nợ xấu mới phát sinh.
Tỷ lệ nợ xấu đã giảm còn 1,99%
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến cuối năm 2017 đã giảm đáng kể còn 1,99% so với mức 2,46% cuối năm 2016. Ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch HĐTV Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, hiệu quả xử lý nợ xấu đã tăng gấp rưỡi so với các thời kỳ trước; đưa kết quả thu hồi nợ xấu năm 2017 đã tăng hơn rất nhiều so với năm 2016 và những năm trước đó.
Từ Nghị quyết 42, những vướng mắc trong xử lý nợ xấu với ngành ngân hàng được tháo gỡ cơ bản, nhất là vướng mắc về trách nhiệm pháp lý của người cho vay, tạo động lực lớn cho các ngân hàng cũng như VAMC tự tin trong xử lý. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của khách hàng cũng tốt lên rất nhiều. Khi làm việc về nợ xấu trước đây 10 khách hàng thì chỉ
1 - 2 khách thiện chí làm việc với ngân hàng hay VAMC. Tuy nhiên, sau khi có Nghị quyết 42 với một số quy định cho phép VACM, ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản khi bên vay vi phạm cam kết, từ đó khiến khách hàng chủ động hơn trong việc trả nợ. Tức là việc vay trả đã sòng phẳng và mang tính thị trường hơn rất nhiều, ông Nguyễn Tiến Đông cho biết.
Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu không phải đã hết khó khăn, vướng mắc. Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), các ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn trong thu giữ tài sản do khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản. Một số cơ quan chức năng như UBND, cơ quan công an,… vẫn chưa phối hợp, hỗ trợ tích cực, chưa ban hành văn bản để triển khai Nghị quyết 42 nên chưa có sự triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, điều kiện để tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp là khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.
Thời gian tới, một trong số những giải pháp được NHNN tập trung để đẩy nhanh xử lý nợ xấu là triển khai mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đồng thời với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Theo ông Nguyễn Tiến Đông, từ năm 2018 VAMC sẽ hạn chế việc mua nợ xấu và phát hành bằng trái phiếu đặc biệt. Thay vào đó, công ty này sẽ tổ chức phân tích, phân loại các loại khoản nợ 10 tỷ đồng trở lên, gắn với đó là tiến hành mua đứt bán đoạn theo cơ chế thị trường.
Năm 2018: Chỉ nên tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro
Quý IV/2017, với số vốn Chính phủ cấp cho VAMC là 2.000 tỷ đồng, công ty đã mua nợ xấu trên thị trường được hơn 3.000 tỷ đồng và đến nay đã xử lý thu hồi được 75% số này. “Tới đây, theo Đề án 1058 về tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020, vốn điều lệ của VAMC được tăng lên 5.000 tỷ đồng. Theo đó, công ty sẽ xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu để tiến tới mua bán nợ xấu chuyển hướng hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Như vậy, việc xử lý nợ xấu mới đi vào thực chất”, ông Nguyễn Tiến Đông nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, để việc mua bán nợ xấu hay kể cả nợ không xấu theo giá thị trường được thuận lợi, điều kiện quan trọng là phải phát triển thị trường mua bán nợ. Muốn có giá thị trường thì trước hết phải có thị trường, mà ở Việt Nam hiện nay chưa có thị trường mua bán nợ thực sự.
Ngoài ra, song song với quá trình xử lý nợ xấu, các chuyên gia cũng khuyến cáo phải thận trọng với nợ xấu mới phát sinh và nợ xấu giảm không thực chất. Thời gian qua, do áp lực cần nguồn lực để xử lý nợ xấu, nhiều ngân hàng tập trung đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, là lĩnh vực có tỷ lệ lợi nhuận cao nhưng rủi ro nợ xấu cũng lớn.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), chỉ nên tăng trưởng, kể cả về tín dụng và kinh tế, trên cơ sở chúng ta kiểm soát được rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, “tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát rủi ro” là khẩu hiệu không bao giờ là cũ. “Chúng ta mong tín dụng sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tín dụng chỉ đóng góp một phần tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, do đó, nên tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng hơn”, TS Cấn Văn Lực nhận định.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Việt Nam chế tạo thành công bộ kit test nhanh virus corona, năng lực sản xuất 10.000 bộ trong ngày
- ·Những tính năng nổi bật nhất trên iOS 18
- ·Mức độ tìm kiếm iPhone 16 kém hấp dẫn hơn so với iPhone 15 trong ngày đầu ra mắt
- ·Độc lạ iPhone ra đời đã 5 năm vẫn bán đắt hàng tại Việt Nam
- ·Bình Dương: ‘Giặc đêm’ công khai dùng búa cướp tiệm vàng
- ·Cộng đồng livestream hàng đầu thế giới hướng về Việt Nam
- ·Bộ TT&TT hoãn việc tắt sóng 2G đến giữa tháng 10/2024
- ·Việt Nam dẫn đầu thế giới về chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo 2024
- ·Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·MobiFone và F
- ·Thủ khoa Học viện An ninh Nhân dân: Hơn 80% là ở Hòa Bình và Lạng Sơn
- ·Việt Nam dẫn đầu thế giới về chỉ số xuất khẩu hàng hóa sáng tạo 2024
- ·Thị trường iPhone xách tay như 'cánh cửa hẹp', dần đóng lại
- ·Trung Quốc thử nghiệm thành công máy dò tàu ngầm phạm vi 20 km trên Biển Đông
- ·Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng
- ·Điện thoại mới mua đã nóng, tốn pin là bình thường
- ·Bật mí tablet pin lớn, giá chỉ từ 2 triệu đồng cho sinh viên học tập, giải trí
- ·VinBigdata ra mắt ViFi
- ·Lộ diện 28 thí sinh đại diện Việt Nam dự Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản 2018
- ·iPhone 16 xách tay về Việt Nam 'bốc hơi' gần 10 triệu chỉ sau nửa ngày