【kp c1】Xuất khẩu gạo: Thành công vượt kỳ vọng
11 tháng đã vượt mục tiêu
Theo Bộ Công Thương, tính tới hết tháng 11, XK gạo đã đạt 5,52 triệu tấn với trị giá 2,49 tỷ USD, tăng hơn 24% về lượng và 24,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK gạo tính đến cuối tháng 11 đã cao hơn 500 nghìn tấn so với mục tiêu XK 5 triệu tấn gạo trong năm 2017. Đáng chú ý, về giá cả, XK gạo cũng đón nhận những tín hiệu tích cực khi trung bình 11 tháng đầu năm, giá gạo XK đạt 452 USD/tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở góc độ thị trường, cập nhật mới nhất đến hết 10 tháng đầu năm, gạo Việt đã được XK tới 132 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc chiếm 40% tổng khối lượng gạo XK của Việt Nam với khối lượng đạt 2,03 triệu tấn, tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lượng gạo XK sang nhiều thị trường khác như Philippines, Malaysia, Bờ Biển Ngà… cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với các mức tăng lần lượt là 41,3%, 97,3%, 39,7%. Đặc biệt, một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng hơn 9.000%, Hàn Quốc tăng hơn 470%, Ả rập Xê út tăng hơn 210%, Senegal tăng hơn 17.700%... Bên cạnh sự gia tăng NK đột biến kể trên, XK gạo tới một số thị trường như Ghana, Cuba, Hồng Kông, Đông Timor lại ghi nhận sụt giảm với các mức giảm lần lượt là 23,9%, 15,8%, 45,2% và 46,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Bộ Công Thương dự báo, trong tháng cuối cùng của năm, XK gạo sẽ đạt khoảng 400 - 450 nghìn tấn, đưa tổng khối lượng gạo XK cả năm lên mức 5,9 - 6 triệu tấn gạo, tăng 1,1 - 1,2 triệu tấn gạo so với năm 2016 và vượt xa mục tiêu XK 5 triệu tấn gạo đặt ra từ đầu năm.
Trông đợi vào thương hiệu
Trên thực tế, ngay từ đầu năm nay, thị trường XK gạo đã được đánh giá là sẽ gặp khó khăn khi nhiều quốc gia chuyển sang chính sách tự cung tự cấp lương thực. Tuy nhiên, thực tế cục diện đã thay đổi, chệch dự báo, đem về thành công vượt kỳ vọng cho ngành XK gạo Việt Nam. Theo phân tích của một số chuyên gia, XK gạo năm nay vẫn tăng trưởng mạnh là bởi tác động của biến đổi khí hậu khiến nguồn cung gạo tại một số nước giảm, qua đó làm tăng nhu cầu NK gạo từ các thị trường tiêu thụ chính như: Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc… Đặc biệt, việc mở rộng XK gạo tới các thị trường mới như: Bangladesh, Iraq… cũng góp phần đưa XK gạo của Việt Nam tăng mạnh.
Thời gian tới, XK gạo được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Iraq. Tuy nhiên, về mặt giá XK, dự báo nhiều khả năng lại được điều chỉnh giảm nhẹ bởi sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan và Ấn Độ. Hiện, giá gạo của Việt Nam đang cao hơn so với Thái Lan và tương đương gạo Ấn Độ. Tuy nhiên, hai quốc gia này đang bước vào vụ thu hoạch mới, tạo ra cạnh tranh đáng kể với gạo Việt.
Trên thực tế, dù năm nay XK gạo khá thành công, song do chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế nên XK gạo Việt nhiều năm qua vẫn được nhìn nhận thiếu bền vững, nhiều về lượng nhưng chủ yếu ở phân khúc chất lượng thấp và trung bình. Để khắc phục vấn đề này, tạo sự phát triển vững bền cho ngành lúa gạo, Bộ NN&PTTN đang tổ chức lấy ý kiến, hoàn thiện Dự thảo Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam (Vietnam Rice).
Theo dự thảo này, các loại gạo mang nhãn hiệu chứng nhận phải là gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng được trồng tại các vùng được Nhà nước quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định. Ngoài ra, để sản phẩm gạo được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia, gạo trong nước phải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác nhằm đảm bảo sản phẩm gạo có đặc tính và chất lượng ổn định, đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy định và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định: Việc xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận Quốc gia Gạo Việt Nam (Vienam Rice) sẽ góp phần tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm với người tiêu dùng, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Dễ thấy, ở vị thế của một quốc gia nhiều năm đứng “top” đầu thế giới về XK gạo, đến nay Việt Nam vẫn loay hoay định vị gạo Việt trên “bản đồ” thế giới là việc có phần chậm trễ. Tuy nhiên, hy vọng sau khi dự thảo Quy chế hoàn thiện, đi vào thực tế, gạo XK mang thương hiệu Việt xuất hiện trên thị trường quốc tế sẽ thực sự tạo ra một “diện mạo”mới cho ngành lúa gạo Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Biến tấu trứng kiểu mới thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà
- ·Giá vàng ghi nhận tuần giảm sâu nhất kể từ cuối tháng 9
- ·Sự thật rắn độc 'bủa vây' toà chung cư mới ở Hà Nội
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Vá cái ngàn vàng, cô gái được bài học bẽ bàng
- ·Đến 2030, sản phẩm công nghệ cao đạt 60% tổng giá trị xuất khẩu
- ·Người mẹ nghèo Tiền Giang nuôi 6 con câm điếc, mù lòa
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Cảnh báo nguy cơ tử vong vì sai lầm khi sưởi ấm trong mùa giá rét
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Độc, lạ: ‘Máy định giá nhựa’ trên bãi biển Kim Liên, Đà Nẵng
- ·9 dấu hiệu của bệnh trầm cảm
- ·Việt Nam xuất khẩu hơn 1,3 tỷ khẩu trang y tế
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Clip: Những hình ảnh đáng sợ trong xưởng làm bánh trung thu
- ·Mừng cưới bạn 1 triệu, khi mình cưới bạn đưa 200 nghìn rồi kéo cả nhà đi ăn cỗ
- ·Tác dụng tuyệt vời của rau khoai lang từ cứu đói thành thực phẩm trường thọ
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Người Việt sống thọ hơn, già hoá dân số diễn ra rất nhanh