【số liệu thống kê về valencia cf gặp atlético madrid】Bàn giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Ủy ban Quản lý vốn và 13 doanh nghiệp lớn Năm 2022,àngiảiphápđổimớihoạtđộngcủaỦybanQuảnlývốnNhànướctạidoanhnghiệsố liệu thống kê về valencia cf gặp atlético madrid sẽ quản trị doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế kinh tế thị trường Doanh nghiệp nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để đón dòng vốn xanh |
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty
Hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội là tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước với đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, năm 2018, Chính phủ đã thành lập Ủy ban và giao thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty (trước đây thuộc 5 bộ), góp phần quan trọng để các bộ làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, tập trung vào ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật, kiểm tra, thanh tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị sáng 18/3 |
Sau gần 5 năm thành lập Ủy ban, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận, đồng ý chủ trương tiếp tục thực hiện mô hình Ủy ban là cơ quan trực thuộc Chính phủ, làm đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục hoàn thiện mô hình, đổi mới hoạt động của Ủy ban để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra, trong đó, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là hoạch định chiến lược phát triển cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước để giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hội nghị được tổ chức nhằm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, phục vụ phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, tiếp tục triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2023, năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá kỹ lưỡng về những thành tựu, kết quả đã đạt được để tiếp tục phát huy, chỉ ra những việc chưa làm được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, rút ra các bài học kinh nghiệm, dự báo các khó khăn cần giải quyết, những thách thức cần vượt qua, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty.
Trong đó, tập trung vào một số nội dung như mô hình, tổ chức hoạt động của Ủy ban; cơ chế, chính sách với các doanh nghiệp; sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với các doanh nghiệp; các vấn đề quản trị, đào tạo nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…
19 tập đoàn, tổng công ty nộp ngân sách 191 nghìn tỷ đồng trong năm 2022
Theo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1,173 triệu tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất là 2,445 triệu tỷ đồng.
Nguồn vốn và tài sản phân bổ tại 19 tập đoàn, tổng công ty và 479 công ty con và 368 công ty liên kết, tập trung vào 5 lĩnh vực chính, 16 ngành kinh tế kỹ thuật có tính chất, đặc điểm khác nhau của nền kinh tế, hiệu quả hàng năm được duy trì, nhưng phân bổ không đều, lợi nhuận chủ yếu tập trung vào một số tập đoàn, tổng công ty như: Petrolimex, Mobifone, ACV, VIMC, Vinachem, Vinataba, SCIC…
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thể hiện rõ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Tính đến năm 2022, 19 tập đoàn, tổng công ty đã đảm bảo khoảng 87% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất, 49% vận tải hành khách hàng không nội địa…
Dù chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau bởi dịch Covid-19 và những biến động phức tạp trong khu vực và quốc tế, có doanh nghiệp bị lỗ, giảm vốn chủ sở hữu, nhưng về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đạt được hàng năm đều tăng trưởng.
Cũng trong năm 2022, hợp nhất các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện đầu tư đạt gần 156 nghìn tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực năng lượng (điện, than) đạt gần 126 nghìn tỷ đồng (chiếm 80,47%), xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (cảng hàng không, cảng biển, đường cao tốc, logistics) đạt gần 16 nghìn tỷ đồng (chiếm 10,61%)...
Các đại biểu tham dự hội nghị ngày 17/3. |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển hạ tầng với nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có tính kết nối lan tỏa, động lực cao… Tuy vậy, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty dù nắm giữ nguồn lực vốn, tải sản lớn nhưng chưa huy động, khai thác hiệu quả để đẩy mạnh thực hiện đầu tư các dự án quan trọng. Vì vậy, vai trò, vị trí của các doanh nghiệp có quy mô lớn không đạt như kỳ vọng.
Đáng chú ý, thời gian qua có rất ít dự án, công trình mới được khởi công, hầu như các tập đoàn, tổng công ty chỉ tiếp tục thực hiện dự án dở dang, hoặc xử lý dự án còn tồn đọng từ trước.
Các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đầu tư các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư cũng mang tính đơn lẻ, chưa có sự liên kết để thực hiện dự án lớn. Có nghịch lý là trong khi có những doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn, như dự án điện, dầu khí, thì vẫn còn doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi.
Dự kiến sau hội nghị, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị, hoặc Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.
Dư địa phát triển của 19 tập đoàn, tổng công ty còn rất lớnĐến cuối năm 2022, 19 tập đoàn, tổng công ty nắm giữ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước và nắm giữ khoảng 65% tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng, cơ bản, đóng góp của các tập đoàn, tổng công ty chưa thực sự tương xứng với nguồn lực nắm giữ và dư địa phát triển còn rất lớn. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dịch vụ thi công lắp đặt cầu thang nhôm đúc giá rẻ, chất lượng tại TP.HCM
- ·Belarus triển khai 1/3 quân đội dọc biên giới với Ukraine
- ·Dự báo giá vàng ngày mai 12/12/2024: Tiếp tục chuỗi tăng kéo dài đến năm 2025
- ·Chi cục Hải quan Hải Dương: 100% doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT
- ·Tầm nhìn vượt bậc của Carpla
- ·Tổng cục Hải quan gặp mặt báo chí nhân ngày 21
- ·Phố Wall đón nhận tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp sau báo cáo việc làm tháng 10 của Mỹ
- ·Chứng khoán 3/11: Cảm hứng từ cuộc chơi thoái vốn?
- ·Giá heo hơi hôm nay 15/4/2024: Tăng trở lại
- ·Du lịch không thể “sạch” khi chưa giải quyết được nạn cò mồi, chèo kéo
- ·Giá vàng SJC và thế giới đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần
- ·Hút khách du lịch tàu biển đến Huế
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/12: Gạo tiếp đà giảm nhẹ, giá lúa cao
- ·Đề xuất thực hiện TTHQĐT với doanh nghiệp chế xuất
- ·Giá heo hơi hôm nay 7/8/2023: Xu hướng giảm vẫn chủ đạo
- ·Chứng khoán 19/10: VNM tăng đột biến
- ·Nga giành thêm một làng, tiến sát trung tâm quân sự chủ chốt của Ukraine
- ·Du lịch ẩm thực: Tạo điểm nhấn từ sự khác biệt
- ·Thủ tướng chủ trì cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với đại diện giới doanh nhân Việt Nam
- ·Tỷ giá USD hôm nay 12/12/2024: Chỉ số USD Index (DXY) là 106,68 điểm