【dự đoán bóng đá của các chuyên gia】Môi trường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Minh bạch, ổn định
1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 1/2017, Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 21 tỷ USD. Trong đó, thị trường chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như: Lào, Campuchia, Liên Bang Nga, châu Phi.
Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 270 dự án tại Lào với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới 5,12 tỷ USD; xếp sau đó là thị trường Campuchia với 191 dự án, 2,89 tỷ USD. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu ra nước ngoài của Việt Nam bao gồm nông lâm nghiệp, viễn thông, khai khoáng, dịch vụ khám chữa bệnh. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Theo bà Trần Thị Hà, điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cho thấy xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, chiến lược đầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới, Chính phủ đã ban hành một số điểm mới trong chính sách thực hiện như: Thủ tục hành chính đã được đơn giản hơn, đối với các dự án dưới 800 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực có điều kiện không phải áp dụng quy trình thẩm tra lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và thời hạn xử lý hồ sơ là 15 ngày. Đối với các dự án thuộc diện phải có chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng thì thời gian xử lý hồ sơ là 3 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận. Về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được đơn giản hóa và rõ ràng hơn về đầu mục và nội dung hồ sơ. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đăng ký qua mạng Internet và truy cập vào hệ thống để theo dõi quá trình xử lý hồ sơ một cách công khai, minh bạch; các nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án, chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài…
Khai thác hiệu quả các nguồn lực
“Mặc dù Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ban, ngành trong thời gian qua đã có những nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại các nước sở tại”, bà Trần Thị Hà cho biết
Phân tích nguyên nhân, bà Hà cho rằng, vẫn là do các doanh nghiệp chưa chủ động thích ứng với những thay đổi trong chính sách của nước sở tại và sự khác nhau trong văn hóa giữa hai bên.
Do vậy, để khắc phục những hạn chế và vượt qua những khó khăn cũng như mở rộng và đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong thời gian tới, theo bà Trần Thị Hà, Nhà nước và doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với Chính phủ nước sở tại trong việc trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế chính sách, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, ổn định. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần tuân thủ đúng luật pháp của nước sở tại. Các doanh nghiệp bên cạnh việc chuẩn bị những thông tin trước khi ra đầu tư nước ngoài thì còn cần phải phòng ngừa những tranh chấp, cập nhật những thay đổi trong chính sách của nước sở tại, hiểu rõ văn hóa của nước sở tại để tránh những xung đột trong thời gian hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nước sở tại trong việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp cũng như có các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược đầu tư theo từng thời điểm, từng địa bàn, từng đối tác một cách cụ thể và rõ ràng. Đối với những thị trường đầu tư truyền thống thì lại cần xây dựng chiến lược đầu tư một cách chi tiết hơn nữa để tận dụng những lợi thế của Việt Nam cũng như những ưu đãi của nước sở tại để đạt được hiệu quả đầu tư tối đa nhất.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách phân khúc thị trường đầu tư thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tập trung sản xuất ra các sản phẩm chiến lược và có chính sách đào tạo cho người lao động trong nước để phát triển những lĩnh vực đầu tư cũng như sản phẩm đầu tư trọng yếu. Đối với các sản phẩm nông nghiệp thì cần đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản, kiểm định chất lượng… góp phần giảm các chi phí trong đầu tư.
Hồng Sâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự báo thời tiết đêm 11 và ngày 12/6: Cảnh báo lũ quét và sạt lở
- ·Đẩy mạnh điện tử hóa thủ tục hải quan
- ·2 khu kinh tế không được hưởng chế độ thuế khu phi thuế quan
- ·Đơn giản thủ tục dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu
- ·IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 vượt Singapore
- ·Đánh giá năng lực 446 công chức Cục Hải quan Hà Nội
- ·Hải Phòng thu nội địa 10 tháng đạt trên 80% dự toán
- ·Sản xuất công nghiệp tăng tốc trong quý I
- ·Vụ cháy chung cư Carina Plaza: Bắt đầu kiểm định chất lượng công trình
- ·Tổng cục Thuế: Rà soát, đôn đốc thu nợ hiệu quả
- ·Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019: Lực lượng công an thu giữ hơn 20 tấn pháo
- ·Cần sự hỗ trợ từ nhiều phía
- ·Hải quan Hải Phòng giao chỉ tiêu thu ngân sách 2019 cho 9 chi cục trực thuộc
- ·1 cán bộ Hải quan được Thủ tướng khen thưởng vì thành tích chống buôn lậu
- ·Bamboo Airways tiếp tục bay đúng giờ nhất toàn ngành trong 7 tháng đầu năm
- ·Tăng thu hơn 8.065 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Thu thuế xuất nhập khẩu: Nhiều khả năng hoàn thành chỉ tiêu
- ·Matsuyama khởi đầu tốt ở FedEx St. Jude Championship
- ·WB khuyến nghị Việt Nam cần quan tâm đến nợ xấu, duy trì nợ công ở mức bền vững
- ·Hải quan Quảng Ninh: Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa