【trận bóng đá】Đoàn kết quốc tế thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu
Nhiều sáng kiến,Đoagravenkếtquốctếthuacutecđẩygiảiquyếtcaacutecvấnđềtoagravencầtrận bóng đá giải pháp bảo vệ hành tinh xanh
Những năm qua, Mạng lưới CVĐC toàn cầu của UNESCO (GGN) thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là giảm nghèo, giáo dục chất lượng, quan hệ đối tác, bảo vệ đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên, chống BĐKH…
Hành động quyết liệt hơn chống BĐKH, giảm thiểu rủi ro địa chất, thiên tai… được hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý CVĐC các châu lục đã đưa đề nghị cấp thiết, mỗi CVĐC xây dựng chương trình hành động quyết liệt hơn để chống BĐKH, gồm: Hưởng ứng Ngày làm sạch môi trường thế giới (19-9); nghiêm cấm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, đại dương, sông ngòi, khoáng sản, di sản cảnh quan CVĐC, giảm thiểu phát thải rác, chất thải, hỗ trợ người dân bản địa phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Net- Zero, bảo tồn đa dạng sinh học kiến tạo lá phổi của hành tinh…
Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại hội nghị để lại nhiều ấn tượng với bạn bè trong nước và quốc tế
Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông chia sẻ với chương trình hành động “Thúc đẩy phát triển bền vững gắn với tư duy tái chế, tạo thói quen sống xanh, góp phần bảo vệ môi trường trong vùng CVĐC” đã tổ chức “Chiến dịch sống xanh” vận động người dân “Đổi rác tái chế lấy quà tặng”. Đem đồ cũ như pin, thiết bị điện tử, hộp sữa, thủy tinh, túi nhựa… đổi lấy xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa tay, túi xách. Tổ chức “Gian hàng sản phẩm xanh” khuyến khích người dân dùng chai giữ nhiệt tre, ống hút dương xỉ, xà phòng thảo dược... Qua đó, người dân phân loại rác tại nhà và giảm phát thải rác ra môi trường. Chị Trần Văn Bạch Nhi, chuyên viên CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông cho biết: Sau thành công của hai “Chiến dịch sống xanh”, tổ chức phi chính phủ Gen Xanh - Môi trường ký kết, hợp tác hỗ trợ duy trì thường niên (2022-2025)... Đắk Nông đóng góp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững gắn với chống BĐKH Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Góp phần giảm thiểu nguy cơ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH, ông Hikari Shiba, Hội đồng Xúc tiến Công viên Địa chất Sakurajima-Kinkowan, Nhật Bản chia sẻ: CVĐC Sakurajima-Kinkowan đã tạo ra một trò chơi thẻ. Thông qua trò chơi, cư dân có thể tìm hiểu về thảm họa núi lửa và các biện pháp phòng ngừa, khuyến khích họ suy nghĩ về những hành động cần thực hiện khi thảm họa xảy ra.
Đối với Cao Bằng, UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch chung toàn tỉnh, tầm nhìn 2030-2050 gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 60%; kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng, mặt nước, di sản CVĐC; phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế rừng, mô hình trang trại, làng nghề truyền thống gắn với du lịch xanh, hạn chế phát thải rác…
Cùng với nỗ lực của Cao Bằng, Đắk Nông…, đại biểu CVĐC các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Âu… đã đưa ra nhiều giải pháp chống BĐKH phù hợp và cam kết đẩy mạnh chống BĐKH để chung tay bảo vệ hành tinh xanh.
Phát triển bền vững - chìa khóa giải quyết vấn đề toàn cầu
Thúc đẩy CVĐC phát triển bền vững, góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu về bảo vệ đa dạng sinh học, an ninh lương thực, thực phẩm dinh dưỡng cải thiện đời sống người dân… được các đại biểu, nhà quản lý CVĐC quan tâm, đưa ra 5 nhóm chủ đề thảo luận. Trong đó, chủ đề “Kiến thức địa phương và bản địa, sự tham gia của người dân bản địa vào các hoạt động của CVĐC” và “Giáo dục CVĐC và phổ biến khoa học” được nhà khoa học, đại biểu cho rằng đây là chìa khóa quan trọng bởi hơn ai hết, người dân bản địa vừa là lực lượng tại chỗ tốt nhất tham gia bảo vệ và phát huy các giá trị di sản CVĐC vừa phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu về giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học…
Đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng lưu giữ nét đẹp trang phục truyền thống
Ông Hari Wiki Utama, Giáo sư Trường Đại học Jambi, đến từ CVĐC toàn cầu Merangin Jambi, Indonesia chia sẻ: CVĐC toàn cầu Merangin Jambi là vùng rừng nhiệt đới, bên trong vùng lõi là miệng núi lửa Masurai và các dãy đứt gãy hoạt động núi lửa… Với yếu tố tự nhiên dễ bị tác động gây ra thảm họa thiên tai trong vùng CVĐC, Ban quản lý đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng, tăng cường vành đai xanh, đảm bảo ranh giới an toàn miệng núi lửa và rừng nhiệt đới góp phần giảm thiểu thảm họa từ thiên tai.
Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Ijen, Indonesia chia sẻ về sự gia tăng suy dinh dưỡng ở Indonesia và trên toàn cầu, CVĐC Ijen khởi xướng chương trình ẩm thực dân tộc, huy động người dân bảo tồn, sử dụng nguyên liệu địa phương để duy trì và phát triển ẩm thực truyền thống vừa làm phong phú di sản văn hóa ẩm thực vừa tích cực bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cộng đồng, góp phần tích cực giải quyết thách thức lớn về tình trạng suy dinh dưỡng ở Indonesia.
Các chuyên gia của Trung tâm CVĐC toàn cầu Nanki Kumano, Nhật Bản đã sử dụng các CVĐC để triển khai những hoạt động bảo tồn và giáo dục kiến thức về CVĐC cho học sinh, doanh nghiệp và tổ chức đi khám phá sự quyến rũ của CVĐC. Qua đó, lan tỏa trong xã hội về giá trị di sản CVĐC gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải rác, thúc đẩy du lịch CVĐC theo hướng xanh và bền vững.
Các chủ đề “Kiểm kê di sản, bảo vệ và sử dụng bền vững”, “CVĐC và các mục tiêu phát triển bền vững khu vực”… được các nhà quản lý CVĐC cho rằng đây là thanh công cụ hữu ích giúp đánh giá đúng thực trạng di sản CVĐC để từ đó xây dựng chiến lược phát triển theo hướng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xanh bền vững, giảm thiểu thiên tai, thực hiện mục tiêu toàn cầu giảm nghèo bền vững.
Chủ đề “CVĐC tham vọng phát triển - khó khăn và thách thức” được các đại biểu bàn luận sôi nổi, bởi mỗi một CVĐC đều đặt ra nhiều kỳ vọng phát triển và mong muốn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề địa phương, đồng thời thúc đẩy giải quyết vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên cũng gặp không ít thách thức.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp thơ mộng của thác Bản Giốc (Trùng Khánh, Cao Bằng) luôn được người dân địa phương quan tâm bảo vệ, gìn giữ nên mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng
Theo chia sẻ của ông Đỗ Thế Vinh, CVĐC toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), CVĐC Hà Giang phát triển du lịch như hiện nay đã trải qua giải quyết khá nhiều khó khăn như: Người dân địa phương được nắm giữ quyền trong quá trình xác định, đề cử, quản lý và bảo vệ danh hiệu CVĐC của UNESCO cũng như giới thiệu di sản, theo cách tiếp cận dựa trên quyền con người của UNESCO. Nhưng phần lớn họ là đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn, hạn chế văn hóa, trình độ học vấn… Do vậy, chính quyền Hà Giang ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư sinh kế, giáo dục, văn hóa... Ban Quản lý CVĐC tích cực tuyên truyền kiến thức về CVĐC và hướng dẫn bà con làm du lịch cộng đồng. Từ thay đổi nhận thức, người dân tham gia bảo vệ di sản CVĐC kết hợp với làm du lịch đã từng bước cải thiện đời sống, hạn chế áp lực lên rừng, khai thác tài nguyên di sản CVĐC.
Hiện nay, vấn đề mới đặt ra cho CVĐC khắp các châu lục dễ bị tác động bởi BĐKH, hạn hán, bão lũ, sạt lở đất xảy ra mức độ tàn khốc, nguy hiểm hơn… sẽ tác động xấu đến diện mạo địa chất vốn ổn định, bị biến dạng, thay đổi hoặc mất đi; an nguy đến tính mạng và duy trì nòi giống của con người. Vấn đề phát triển du lịch nóng nguy cơ phá vỡ di sản văn hóa bản địa, môi trường, cảnh quan…, CVĐC Hà Giang tăng nhiều khách du lịch, đang đứng trước phát triển du lịch nóng, nếu không sớm kiềm chế sẽ tác động xấu đến di sản CVĐC...
Nhiều vấn đề thách thức mới đặt ra cho Mạng lưới CVĐC toàn cầu đã được các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý CVĐC các châu lục sớm nhận thức để cùng phối hợp đưa khuyến nghị mới “Tuyên bố Cao Bằng” định hướng cho CVĐC các quốc gia chủ động xây dựng chiến lược mới phù hợp, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với thúc đẩy giải quyết vấn đề toàn cầu.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bệnh tật kéo dài gần thập kỷ, bé gái kêu cứu
- ·Lý do quân đội Israel bắn hạ số lượng lớn UAV của chính mình
- ·Chính sách thuế đối với hộ kinh doanh: Chủ động ở Phú Thọ
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay 25/9: Giá ngô và lúa mì đồng loạt suy yếu
- ·Con khai sinh có buộc phải theo họ của cha?
- ·Phái viên Ukraine tại LHQ nói cầu Crưm sẽ biến mất vào cuối năm nay
- ·VDB: Huy động thành công 1.400 tỷ đồng cho kỳ hạn 2 và 3 năm
- ·Buôn bán thực phẩm giả, 1 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triệu đồng
- ·Bệnh tim nặng xin về chữa thuốc Nam vì thiếu 40 triệu đồng
- ·Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm?
- ·Bố chết, mẹ đau ốm quanh năm, có ai thương ba con thơ nheo nhóc?
- ·KHL bị phạt do chậm công bố thông tin
- ·Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 18/9
- ·Chứng khoán 18/11: Hưng phấn cao độ, tiền vào mạnh mẽ
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 8/2015 (Lần 2)
- ·Dự báo giá cà phê 28/9: Nguồn cung cà phê thấp hơn nhu cầu, người bán có lợi thế hơn
- ·TTF được chấp thuận gia hạn chào bán cổ phiếu ra công chúng
- ·Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho EU
- ·Tính mạng mong manh của người cha nghèo bị tai nạn liệt giường
- ·IMT, L61, SPI thông báo tổ chức đại hội đồng cổ đông