【trưc tiêp bong đá】Mở cửa đón khách tham quan điện Thái Hòa sau 3 năm trùng tu
VHO - Chiều ngày 23.11,ởcửađónkháchthamquanđiệnTháiHòasaunămtrùtrưc tiêp bong đá tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và mở cửa đón khách tham quan di tích này sau 3 năm trùng tu.
Cùng với đó, Thừa Thiên Huế cũng tổ chức động thổ dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Các hoạt động này nhân kỉ niệm 79 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11.1945 - 23.11.2024).
Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker, cùng đông đảo nhân dân và du khách tại Thừa Thiên Huế.
Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” được khởi công vào cuối năm 2021 với kinh phí gần 129 tỉ đồng. Sau 3 năm thi công, với những nỗ lực của các đơn vị liên quan, dự án đã hoàn thành và mở cửa phục vụ du khách tham quan đúng dịp Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế. Đây là nơi tổ chức lễ Đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn; nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình.
Ngôi điện này được xây dựng từ năm 1805 thời Gia Long; đến năm 1833, thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm hiện nay.
Qua gần 200 năm tồn tại, trải qua nhiều biến cố lịch sử và dưới sự tác động của thời gian, khí hậu khắc nghiệt, di tích điện Thái Hòa đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy.
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” đã về đích trước 9 tháng so với kế hoạch ban đầu. Quá trình thực hiện dự án, Trung tâm đã tuân thủ đầy đủ các quy trình khoa học, từ khảo sát, nghiên cứu đến thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản tối đa yếu tố gốc của di tích.
Đồng thời, quyết tâm gìn giữ cho được hồn cốt của công trình sau khi tu bổ và phải đảm bảo sự bền vững trong kỹ thuật và tôn vinh giá trị mỹ thuật truyền thống.
Theo đại diện Công ty CP Tu bổ Di tích Huế - đơn vị thi công dự án, đã có hơn 100 nghệ nhân, thợ lành nghề, cán bộ kỹ thuật, giám sát... tham gia thi công tại điện Thái Hòa. Đội ngũ này đã làm việc miệt mài, cẩn trọng, tâm huyết để góp phần trả lại diện mạo “vàng son” của di tích điện Thái Hòa - công trình được xem là “biểu tượng” quyền lực dưới triều Nguyễn.
Dự án đã triển khai nhiều hạng mục như: bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống kết cấu chịu lực bằng gỗ, hệ mái, tường và nền; bảo quản, tu bổ, phục hồi chi tiết các trang trí ngoại thất và nội thất công trình. Qua đó đã bảo tồn và giữ gìn di tích quan trọng tại khu di sản Huế; đồng thời, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa Huế cho hôm nay và mai sau.
Dịp này, sự kiện động thổ dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh” cũng đón nhận sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và cộng đồng nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cũng nhấn mạnh rằng: điện Thái Hòa và điện Cần Chánh là hai công trình di tích quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế. Để tiến hành các thủ tục triển khai các dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa vừa qua và tiếp tục tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản.
Tỉnh đã nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn của các tổ chức quốc tế, của các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.
Điều đó đã chứng minh, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Huế từng bước được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Chương trình, kế hoạch hành động của Quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” - ông Nguyễn Văn Phương khẳng định.
Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh” sẽ được triển khai trong 4 năm, với kinh phí gần 200 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sau điện Kiến Trung, đây sẽ là cung điện thứ hai trong khu vực Tử Cấm Thành được phục hồi. Dự án sẽ nỗ lực tu bổ, phục dựng lại tổng thể kiến trúc nội ngoại thất và cảnh quan của điện Cần Chánh với tính chất tiệm cận với nguyên bản.
Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804, là nơi vua làm việc hàng ngày. Đây cũng là nơi tổ chức Lễ Thiết Thường triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng; nơi tổ chức các lễ Nguyên Đán, Vạn Thọ Đại khánh cũng như yến tiệc vào các dịp khánh hỷ. Năm 1947, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại phần nền móng.
(责任编辑:World Cup)
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Tranh đồ họa về chất độc da cam Việt Nam lần đầu được triển lãm tại Pháp
- ·Hà Nội: Người dân và các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội
- ·Thị trường bất động sản Trung Quốc có thể diễn biến xấu hơn trong thời gian tới
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Khán giả mê đắm với 'Bèo dạt mây trôi'
- ·Infographic: Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,4%
- ·Nâng cao hiệu quả tham gia các thể chế tài chính
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·'Thiên thần' U40 Candice Swanepoel tiết lộ bí quyết giữ thân hình bốc lửa
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Tùng Dương, Tuấn Hưng kêu gọi gần 2 tỷ ủng hộ quỹ Covid
- ·Trẻ hóa da bằng 'dưa chuột đông lạnh'
- ·Yêu cầu đặc biệt của thành viên Boney M khi biểu diễn ở Đà Lạt
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Thêm nhiều địa phương yêu cầu người dân không ra đường sau 18h
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị 16 trường đại học ở Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ chống dịch
- ·NSND Lê Chức, Trọng Tấn tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·10 tháng, vốn hóa thị trường chứng khoán tương đương 40% GDP