【thứ hạng của câu lạc bộ tromsø】Giá cả “thả nổi” theo xăng
Giá cả một số mặt hàng và dịch vụ nhỏ lẻ trên thị trường đang có tình trạng “té nước” theo giá xăng. Không ít hộ kinh doanh đã lợi dụng giá xăng,ảthảnổitheoxăthứ hạng của câu lạc bộ tromsø dầu tăng để đẩy giá lên ngất ngưởng.
Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh nhưng nguồn hàng về các chợ không hề khan hiếm.
Ông Nguyễn Văn Hơn, chủ dịch vụ cho thuê xe du lịch tại thị xã Long Mỹ, chia sẻ: Sau khi giá xăng dầu tăng, chi phí nhiên liệu cho loại xe chạy dầu đã tăng từ 250.000-300.000 đồng/chuyến đi 200km. Do hiện nay giá cả hàng hóa đều đắt nên chi phí cho lái xe cũng đã được đội lên từ 100.000-200.000 đồng/chuyến. Như vậy, một chuyến xe đường dài đã phát sinh thêm 200.000-300.000 đồng. Vì thế, nếu như khách quen thuê xe đi lên Thành phố Hồ Chí Minh (cả đi và về) thì tôi lấy giá “hữu nghị” là 3 triệu đồng, chứ người lạ thì tôi tăng lên thêm từ 300.000-500.000 đồng/chuyến, còn chuyến chạy xa hơn thì tôi tăng lên khoảng 1 triệu đồng.
Mặc dù giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, nhưng theo đại diện một số ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, hàng ngày nguồn hàng về các chợ không hề khan hiếm. Theo lý giải của các tiểu thương, việc các mặt hàng lương thực, thực phẩm đang tăng giá mạnh như hiện nay là do giá xăng dầu thời gian qua đã liên tục tăng, khiến chi phí vận chuyển cũng tăng theo, mới nhất là đợt tăng giá hồi cuối tháng 9 vừa qua.
Tại chợ Vị Thanh, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng đang nhích dần lên. Các tiểu thương cho biết, do sức mua chậm nên mấy hôm đầu mới tăng giá xăng chưa cộng chi phí vận chuyển tăng vào giá bán, nhưng chừng vài ngày trở lại đây đã tính toán lại. Bà Hồ Thúy Hạnh chỉ vào sạp rau của mình tại chợ nông thôn Vị Thanh, cho biết: “Nhiều loại rau như khổ qua, cà chua, cải ngọt này là hàng cũ, ở các đầu mối đang giảm nên trước mắt phần chênh lệch giảm giá coi như bù vào phí vận chuyển. Còn các mặt hàng mới lấy về như cải bắp, các loại củ lấy từ Đà Lạt hay các tỉnh ngoài thì phải tăng giá lên, nếu không tăng thì người bán không có lời nhiều”.
Một số tiểu thương tại chợ lẻ, chợ trung tâm huyện cũng đã tự nâng giá thực phẩm lên theo giá xăng. Theo chị Hồng Muộn, tiểu thương kinh doanh thực phẩm tại chợ Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, do giá xăng tăng nên việc vận chuyển cũng tốn kém hơn, vì thế phải tăng giá bán thì mới có lời. Còn tiểu thương ở các chợ dân sinh, các lái bỏ mối rau, củ, thủy hải sản từ chợ đầu mối về điểm lẻ đã đòi tăng thêm 10.000-30.000 đồng/chuyến nhưng do nguồn hàng về nhiều, chợ ế ẩm nên tiểu thương dè dặt đặt hàng. “Vài tuần gần đây, các mặt hàng thiết yếu ngoài chợ đều tăng giá. Chi phí đi chợ của tôi phải tăng thêm từ 20.000-25.000 đồng. Đơn cử như trước đây mua rau người bán hàng còn khuyến mãi thêm mấy trái ớt, ít hành lá, rau thơm nhưng nay tất cả đều phải mua”, chị Bé Ảnh, một người đi chợ chia sẻ.
Tuy nhiên, nhiều tiểu thương tỏ ra lo lắng bởi tình hình mua bán ế ẩm, việc tăng giá sẽ khiến sức mua thêm ì ạch. Anh Lê Văn Thành, tiểu thương chợ Phường VII, thành phố Vị Thanh, bày tỏ: “Cách đây vài ngày, mấy đại lý bỏ mối có thông báo một số mặt hàng sữa cô gái Hà Lan, Milo, hóa phẩm… tăng một vài ngàn không rõ lý do. Buôn bán đã khó, giá xăng tăng mạnh, các mặt hàng khác rồi sẽ tăng giá theo”.
Thực ra, có nhiều mặt hàng không chịu tác động bởi giá xăng dầu nhưng vẫn bị người kinh doanh “thổi” giá. Cầm trên tay chai sữa dưỡng thể Vaseline vừa mua tại một cửa hàng mỹ phẩm tại phường I, thành phố Vị Thanh, chị Phương Thảo than: “Vài ngày trước mua chai này chỉ 105.000 đồng, hôm nay ra mua thì 110.000 đồng. Thắc mắc sao tăng nhanh vậy, chủ tiệm chỉ vào giá niêm yết sản phẩm đáp gọn “Vẫn rẻ hơn giá trần gần 10.000 đồng”. Làm ăn mà cứ thay đổi kiểu này thà chọn mua ở siêu thị”. Theo bà chủ cửa hàng này lý giải, các cửa hàng bên ngoài thường nhận sản phẩm thấp hơn giá trần ít nhất 30% cho nên giá lúc nào cũng rẻ hơn siêu thị. Đợt này tăng là do bên tiếp thị tăng giá lên nên giá bán cũng phải tăng mới có lời. Thế nhưng, các điểm kinh doanh và phân phối gần đó đều xác nhận rằng, sản phẩm không hề tăng giá bởi chi phí sản phẩm lúc giao hàng đã có dự trù trước sẽ có biến động các chi phí đi kèm.
Bà Trần Thị Phi Yến, cửa hàng bách hóa Gia Khánh, thành phố Vị Thanh, cho biết: Nếu bán cao bằng giá trần niêm yết trên các sản phẩm thì cửa hàng tiện lợi như chúng tôi không cạnh tranh lại siêu thị, bởi họ có nhiều chương trình kích cầu như tặng điểm thưởng, tích lũy điểm vào thẻ thành viên… Thêm vào đó, người tiêu dùng hiện đang thay đổi thói quen mua sắm như cũng giá trị hóa đơn như trước nhưng giỏ hàng của khách chủ yếu là thực phẩm, hàng khuyến mãi mà điểm này siêu thị mới làm được.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
(责任编辑:World Cup)
- ·Khai niên Ất Tỵ tại Khu nghỉ dưỡng Four Seasons The Nam Hải, Hội An
- ·Thi sáng tác tranh cổ động 75 năm Ngày ra lời kêu gọi thi đua ái quốc
- ·Khai mạc Hội thi “Tiếng hát người lao động” năm 2022
- ·200 học sinh tham gia Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách Bình Dương lần thứ XII
- ·Kinh nghiệm phân biệt đồng hồ thật và hàng nhái
- ·Phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chiến thắng tại LHP ba châu lục
- ·Soi kèo phạt góc hôm nay, Kèo góc tài xỉu trực tuyến tối nay
- ·Quan tâm bảo tồn, tôn tạo các di tích
- ·Đại sứ Andrew Goledzinowski: Australia luôn là một đối tác tin cậy của Việt Nam
- ·Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang
- ·Việt Nam là một trong 3 nước bị tấn công IoT nhiều nhất
- ·Liên hoan thiếu nhi ba nước Việt Nam
- ·“Tôi yêu Bình Dương” ngày càng tăng sức hút
- ·Làng Ngao Sò đổi tên
- ·Không nên mua đèn compact tiết kiệm điện trôi nổi
- ·Hội thi duyên dáng phụ nữ TP.Dĩ An lần III: Ngọc Anh, Thùy Trang đăng quang
- ·Hội thi chim chào mào đấu hót Bình Dương năm 2022
- ·Hơn 300 thí sinh tham gia hội thi “Kể chuyện tuyên truyền sách và tuổi thơ” năm 2022
- ·Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII đồng bằng sông Cửu Long năm 2017
- ·Thêm một ngôi đình được xếp hạng di tích cấp tỉnh