【tỷ số cúp liên đoàn】Xuất khẩu cá tra hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD
Biến phụ phẩm cá tra thành sản phẩm xuất khẩu triệu USD Mức giảm xuất khẩu cá tra đang dần thu hẹp Đơn hàng xuất khẩu cá tra khởi sắc,ấtkhẩucátrahướngđếnmụctiêutỷtỷ số cúp liên đoàn kỳ vọng sẽ đạt kim ngạch gần 1,8 tỷ USD Doanh nghiệp cá tra tìm hướng xuất khẩu vào thị trường ngách |
Xuất khẩu cá tra cả năm ước đạt 1,8 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đối mặt với không ít khó khăn. Hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng tồn kho cao của các nhà bán lẻ, thị trường ngày càng khó khăn. Ước cả năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% so với cùng kỳ năm 2022); sản lượng cá tra ước khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương với cùng kỳ năm 2022). Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, mặc dù giảm sâu so với năm 2022 tuy nhiên tính đến thời điểm này so với các năm trước đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2023 vẫn tăng 26% so năm 2021 và tương đương với năm 2020; so với giai đoạn trước dịch năm 2019 chỉ giảm 4%. Điểm khác biệt của năm 2023 chính là chưa thấy dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi ở thời điểm quý 3, 4 là thời điểm mua hàng mạnh của năm.
Nhu cầu yếu tại các thị trường là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2023 cộng thêm xu hướng giá xuất khẩu giảm liên tục đã khiến cho không chỉ tổng sản lượng mà cả kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 11 tháng qua đã liên tục sụt giảm. Các nhà nhập khẩu cá tra ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, CPTTP... có xu hướng giảm lượng tồn kho thông qua việc giảm nhập khẩu để tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn trước.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2023, dưới tác động của lạm phát và bất ổn chính trị, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn. Ước năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700ha (bằng 98% năm 2022); sản lượng khoảng 1,61 triệu tấn (tương đương cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,8 tỷ USD, chỉ bằng 75% so năm 2022. Dự báo, sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so năm 2023; sản lượng thu hoạch trong quý 1 và 2/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu.
Năm 2024 ngành cá tra đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Ảnh minh hoạ: TTXVN |
Cơ hội tái cấu trúc ngành hàng
Năm 2024 ngành cá tra đặt mục tiêu diện tích thả nuôi phát sinh trong năm đạt 5.700ha, sản lượng cá tra thương phẩm dự kiến đạt 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên, đại diện Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho rằng, năm 2024 sẽ là cơ hội để tăng cường giám sát tuân thủ trong hoạt động sản xuất của toàn chuỗi cá tra, các hộ nuôi và nhà sản xuất có thể tận dụng thời gian này để chuẩn bị điều kiện đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, đặc biệt đối với ngành cá tra trong thời gian tới. Theo đó, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đề xuất các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ, giám sát của cơ quản quản lý trong việc đảm bảo 100% các hộ sản xuất cá tra giống và cá tra nguyên liệu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn luật thủy sản và theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT về Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Đây là khung pháp lý rất quan trọng cho tất cả các kỳ đánh giá ngành cá tra, vừa mang tính hệ thống vừa mang tính quyết định cho việc duy trì khối thị trường quan trọng Âu Mỹ, đồng thời làm tiền đề để mở thêm các thị trường mới cho toàn ngành trong tương lai.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cũng đề xuất các cơ quan ban, ngành xem xét triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho ngành cá tra trong việc sản xuất giảm thải, hướng tới tham gia vào thị trường carbon trong và ngoài nước để gia tăng giá trị cho cá tra, giúp cho sản phẩm này tiếp tục đóng vai trò cấp tiến quan trọng trên thị trường thủy sản thế giới.
Đứng ở vai trò quản lý nhà nước, để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thị trường cạnh trạnh ngày càng khó khăn, các quy định, rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu ngày càng khắt khe; điều kiện nuôi không còn thuận lợi như trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như giải quyết những khó khăn nội tại về chất lượng giống, thức ăn và đạt được mục tiêu trong năm 2024, Cục Thuỷ sản cho rằng cần tiếp tục khuyến khích các bên có liên quan liên kết, gắn kết hoạt động sản xuất, chế biến theo chuỗi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình sản xuất, giúp đảm bảo ổn định sản xuất, cắt giảm chi phí. Đồng thời, từng bước áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải; áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận để nâng cao giá trị.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Cục Thuỷ sản cũng đề xuất tiếp tục thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn, trong đó quan tâm phát triển những dòng sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị gắn với xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện. Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm thiểu rủi ro, giảm giá thành sản xuất, nuôi có chứng nhận để nâng cao giá trị sản phẩm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến: Cần khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết từ khâu cung ứng giống, nuôi cá tra thương phẩm đến chế biến, xuất khẩu; cắt giảm chi phí sản xuất để tăng tính cạnh tranh; cùng có trách nhiệm trong việc giám sát, theo dõi quá trình thực hiện sản xuất; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với chuỗi xuất khẩu - nhà máy chế biến - cơ sở nuôi, ao nuôi đã được cấp mã số nhằm minh bạch thông tin. Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm theo các phân khúc thị trường khác nhau, đặc biệt quan tâm sản phẩm chế biến sẵn…, để nâng cao giá trị từ cá tra. Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện các quy định về chứng nhận cho sản phẩm cá tra theo yêu cầu của các thị trường quốc gia Hồi giáo (Halal), các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra cần quan tâm mở rộng thị trường trong nước, hướng tới các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học; mở rộng thị trường. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·NA Chairwoman welcomes parliamentarians from Gunma province
- ·APEC senior officials to decide on Việt Nam’s priorities
- ·Việt Nam, Thailand enhance defence partnership
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·APEC SOM1 continues agenda with series of meetings
- ·Two executions, one life sentence in Vinashin case
- ·Việt Nam congratulates re
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·US human rights report unfair: FM spokesman
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·PM hopes for enhanced cooperation with Morocco, Timor Leste
- ·Việt Nam, Sudan to further bilateral relations
- ·Japanese emperor to visit Việt Nam
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Four officials arrested for embezzlement
- ·Party leader receives Japanese Emperor Akihito on first state visit to Viet Nam
- ·Việt Nam urges responsible behaviour in East Sea
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Party leader urges Ca Mau to develop sea, forest