【silkeborg vs】Mở hướng phát triển cho rừng U Minh
Sau hơn 30 năm nỗ lực với nhiều chính sách từ cơ chế quản lý, hạ tầng giao thông cho đến an sinh xã hội…, giờ đây người dân sống dưới tán rừng tràm U Minh Hạ đã thật sự có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế. Sản xuất đa canh đã mang về cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, từ đó, đời sống của người dân dần được khởi sắc.
Sau hơn 30 năm nỗ lực với nhiều chính sách từ cơ chế quản lý, hạ tầng giao thông cho đến an sinh xã hội…, giờ đây người dân sống dưới tán rừng tràm U Minh Hạ đã thật sự có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế. Sản xuất đa canh đã mang về cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, từ đó, đời sống của người dân dần được khởi sắc.
Tháo “nút thắt” từ cơ chế
Ðược chia tách từ năm 2009, xã Khánh Thuận được mệnh danh là xã nghèo nhất của huyện. Tỷ lệ 26,3% hộ nghèo lúc ấy đã làm cho không ít người phải trăn trở khi nhắc đến địa phương này. Thế nhưng, đến nay có những ấp trong xã tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2,5%. Ấp 12, xã Khánh Thuận là một trong những ấp có tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Hiện toàn ấp chỉ còn 2 hộ nghèo trong số 80 hộ, không có hộ cận nghèo. Ông Phan Thanh Trung, Trưởng Ban Nhân dân ấp 12, chia sẻ, có được kết quả ấy xuất phát từ việc người dân được thật sự làm chủ rừng. Giờ đây, người dân có thể lựa chọn thời gian, thương lái khi khai thác rừng và chọn nơi mua giống trồng sau khai thác - những việc mà trước đây phải phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ.
Cây chuối - một trong những nông sản góp phần cải thiện đời sống người dân dưới tán rừng. |
Việc được khai thác quanh năm là bước đột phá trong cơ chế quản lý, bảo vệ rừng vài năm trở lại đây. Nó đã giúp người dân chủ động hơn trong tổ chức sản xuất của gia đình. Một trong những cơ chế mở tiếp theo mà thời gian qua đã nhận được sự đồng thuận cũng như động lực để người dân bám trụ và phát triển kinh tế rừng chính là việc người dân được hưởng từ 90-95% lợi nhuận sau khi khai thác. Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết, ngoài việc người dân được hưởng gần như toàn bộ lợi nhuận khi khai thác rừng thì tỉnh, huyện còn có nhiều cơ chế nhằm tạo mọi điều kiện để người dân có thể bỏ ra số tiền thấp nhất trong quá trình thiết kế khi khai thác.
Bên cạnh đó, việc chủ trương cho doanh nghiệp và người dân đầu tư trồng rừng thâm canh với nhiều loại cây rừng giá trị kinh tế cao đang tạo ra sự thay đổi lớn trên mảnh đất U Minh. Ðặc biệt, ông Triều cho biết, chủ trương giao đất, giao rừng mà trước tiên là giao đất nông nghiệp hẳn cho người dân là bước đột phá lớn đang nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Ngoài ra, huyện đang đề nghị tỉnh tiếp tục cho hợp đồng theo Chương trình 135 để nâng chu kỳ sản xuất cho người dân với thời hạn dài 20-30 năm. Mục tiêu là làm sao đảm bảo cho người dân canh tác được 4-5 chu kỳ để họ mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế rừng.
Là một trong những hộ được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua, ông Trần Thanh Nhiệm, ấp 13, xã Nguyễn Phích, bộc bạch, trước đây tuy cũng có đất trồng lúa, trồng rừng nhưng trên thực tế đất đó vẫn là đất của lâm trường. Từ đó, tâm lý của người dân là không thiết tha đầu tư phát triển kinh tế. Bởi lẽ, ai cũng lo đầu tư rồi khi đến hạn hợp đồng liệu có tiếp tục được hợp đồng lại không. Từ đó tâm lý là chỉ sống theo kiểu “lây lất” từ những sản vật có sẵn dưới tán rừng. Nhưng nay thì khác, khi đất đã chắc chắn là của mình thì sự đầu tư cả về công sức và tiền của sẽ lớn hơn. “Mới gọi điện bắt thằng con trai lớn đang làm công nhân ở Bình Dương về phụ cải tạo mảnh đất vừa được cấp chủ quyền của gia đình”, ông Nhiệm vui vẻ khoe.
Không chỉ vậy, để phát triển đời sống người dân dưới tán rừng, ông Triều còn cho biết thêm, huyện đang nỗ lực đầu tư phát triển mạng lưới giao thông từ đường thuỷ đến đường bộ để người dân có điều kiện thuận lợi nhất trong vận chuyển lâm sản khi khai thác. Ðặc biệt, huyện đang chỉ đạo các đoàn thể huyện thành lập những tổ khai thác rừng nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Để khai thác hết tiềm năng đất rừng
Tuy việc giao đất đã tạo ra sự phấn khởi rất lớn trong Nhân dân nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Qua rà soát, toàn huyện U Minh có khoảng 1.587 hộ đủ điều kiện giao đất theo Nghị định 43 của Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới cấp được khoảng 331 hộ, chiếm 36,6%. Theo nhận định của ông Triều, tiến độ cấp đất cho người dân hiện nay còn chậm là do vướng ở khâu cơ chế và kinh phí. Ðể cấp đất cho người dân phải tiến hành lập phương án và huyện đang thiếu kinh phí trong quá trình đo đạt để lên phương án cấp đất.
Là một trong những người tâm huyết và có nhiều năm gắn bó với rừng U Minh, ông Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, nhận định, tuy có nhiều bước phát triển nhưng hiện nay vẫn có nhiều người trong rừng chưa có cuộc sống ổn định. Thực tế này, không phải do lỗi từ đất rừng U Minh, mà nó xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả mặt chính sách và tâm lý của người được giao đất. Hai vấn đề này chưa được giải quyết đến nơi đến chốn nên tiềm năng chưa được khai thác.
Ông Liêm khẳng định, nếu những vướng mắc trong thời gian đã qua được tháo gỡ một cách triệt để thì trong thời gian không dài (khoảng 3-5 năm) đất U Minh hoàn toàn có khả năng giúp người dân có được cuộc sống ổn định, sung túc. Nếu quy hoạch tốt, người dân được hướng dẫn về kỹ thuật thì 1 hộ dân U Minh sẽ có được rất nhiều nguồn thu nhập từ sản xuất lúa, vườn cây ăn trái, ao cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm và có cả cây rừng.
Một trong những minh chứng về tiềm năng tạo ra của cải vật chất của đất rừng U Minh là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. Từ một công ty không đủ tiền trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong năm 2012, thế nhưng, nhờ quản lý và khai thác tốt tiềm năng của rừng, chỉ sau 3 năm, công ty đạt doanh thu trên 150 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách cho tỉnh trên 10 tỷ đồng. Không chỉ vậy, ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc công ty, còn cho biết, trong 2 năm (2013-2014), công ty đã đầu tư vốn, cây giống cho trên 129 hộ khó khăn trồng rừng theo hình thức thâm canh.
Rừng U Minh - nơi mà ai cũng nghĩ đến mỗi khi nói về cái nghèo khó nay đã tìm ra được hướng đi mới. Nhiều mô hình dưới tán rừng đang cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân đang dần cải thiện và rừng U Minh đang dần dần trở nên “rừng vàng”./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đại án OceanBank: Cựu giám đốc xin đi tù thay vợ; Hà Văn Thắm nói lời sau cùng
- ·Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ
- ·Phú Riềng thu 420 đơn vị máu tình nguyện
- ·Cán bộ địa chính cấp “nhầm”, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân để giải quyết
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 321, 322, 323, 324 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Hồ bơi cho em
- ·Hỗ trợ kịp thời người bán vé số vượt qua khó khăn
- ·Tăng tốc xây dựng huyện nông thôn mới
- ·Việt Nam hưởng lợi gì sau khi được Fitch nâng hạng tín nhiệm?
- ·Bản tin 100 độ ngày 13
- ·Chủ tịch Hà Nội: Một bộ phận cán bộ công chức còn gây phiền hà cho dân
- ·Xã Khánh Hoà tiêu biểu về công tác tư pháp
- ·Củng cố để giữ chuẩn nông thôn mới
- ·Lan toả niềm đam mê tiếng Anh
- ·TS. Nguyễn Đình Cung: Phải cắt bỏ toàn bộ rào cản đang hàng ngày, hàng giờ trói chân doanh nghiệp
- ·Công ty Orenji hỗ trợ nước rửa tay khử khuẩn phòng, chống dịch
- ·1 tỷ đồng hỗ trợ 2 tỉnh Hậu Giang và Bến Tre
- ·Ðầm Dơi vững chãi đi lên
- ·5 lời khuyên giúp phụ nữ ngoài 50 tuổi giảm cân
- ·Củng cố để giữ chuẩn nông thôn mới