【soi kèo tv】Cúng xóm
Nét văn hóa lâu đời
Khu phố Xuân Lộc,ng xsoi kèo tv phường Tân Xuân có hơn 50 hộ dân cùng sinh sống, đa phần là cư dân ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế vào lập nghiệp. Trên vùng kinh tế mới, họ mang theo tục cúng xóm rất đặc sắc của người miền Trung du nhập vào nơi này. Trong 1 năm, người dân ở đây có 2 lần cúng xóm. Đợt cúng cuối năm thường vào ngày 20 tháng chạp và cúng đầu năm trong khoảng từ mồng 6 đến mồng 9 tháng giêng. Nét đặc biệt ở khu phố này là việc cúng làng, cúng xóm không huy động sự đóng góp của người dân như nhiều khu phố, tổ, xóm khác mà do các gia đình luân phiên thực hiện.
Năm nay, người dân khu phố Xuân Lộc tập trung tại nhà chị Võ Thị Phương Anh để bày biện lễ vật, chuẩn bị cho lễ cúng xóm. Khi nam giới đảm nhận làm thịt gà, thịt vịt thì chị em phụ nữ tất bật nấu chè, gọt củ để nấu các món hoặc cắm hoa, xếp giấy tiền, vàng mã... Mỗi người một việc, ai nấy đều khẩn trương sửa soạn mâm lễ thật đủ đầy để chuẩn bị cúng tế. Chị Phương Anh cho biết: Theo truyền thống, mỗi năm sẽ có 2 gia đình đứng ra mua sắm để chuẩn bị cho lễ cúng. Theo luân phiên, chị em chúng tôi cùng đi chợ từ sớm mua những đồ cúng thiết yếu. Sau đó mọi người trong xóm cùng tập trung, mỗi người một việc giúp nhau hoàn thành mâm cúng thật tươm tất và đúng phong tục.
Nghi lễ cúng xóm của người dân khu phố Tân Xuân, phường Tân Xuân (TP. Đồng Xoài) dịp cuối năm
Tùy theo điều kiện kinh tế, mâm cúng sẽ khác nhau, nhưng thường là 3 mâm lễ cúng thần, cúng phật và cúng chúng sinh. Các lễ vật gồm: thịt gà và heo luộc hoặc heo quay, rượu, trà, trầu, cau, bánh mứt, hoa tươi, trái cây... Cách đặt bàn cúng cũng được bài trí theo đúng nguyên tắc từ xưa đến nay nhưng quan trọng nhất là có một bản sớ để trình bày những kết quả đã đạt được trong năm qua và mong cầu điều may mắn, thịnh vượng trong năm tới. Thông thường lễ cúng sẽ diễn ra từ 30-45 phút, sau khi 3 vị cao tuổi đã làm xong phần lễ, lần lượt từng người dân trong xóm sẽ dâng nén nhang, bày tỏ lòng thành kính, cảm tạ trời đất, thánh thần.
Ông Bùi Nhâm năm nay 85 tuổi, được mọi người tín nhiệm giao vị trí chủ lễ. Khi hàng xóm, con cháu đang soạn lễ vật, ông cẩn thận đi kiểm tra rồi hướng dẫn cách sắp xếp, bài trí như thế nào cho đúng văn hóa, phong tục. Đến giờ lành, ông cùng với 2 người cao tuổi khác mặc áo dài, khăn đóng, đại diện bà con xóm làng thực hiện nghi lễ tạ ơn trời đất. “Cái lễ này lúc đầu làm nhỏ, dần thì dân xóm thấy lễ cúng rất ý nghĩa và có tình đoàn kết nên hằng năm cứ bày ra. Lễ này trước tiên là cúng thần linh, sau nữa là hội tụ anh em lại, củng cố tình đoàn kết, gắn bó keo sơn với nhau” - ông Nhâm chia sẻ.
Thông qua lễ cúng xóm, cúng làng cuối năm hoặc đầu năm, những người cao tuổi như ông Nhâm cũng có dịp gặp gỡ các thành viên trong xóm. Là người cao tuổi, có uy tín, những lời tâm sự, động viên hay góp ý của ông có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn nếp xóm, kết nối mọi người cùng bỏ qua những điều không vui trong năm, duy trì tình đoàn kết khi bước sang năm mới với nhiều niềm tin và khí thế mới.
Gắn kết hàng xóm, láng giềng
“Bà con xa, không bằng láng giềng gần”. Không dừng lại ở giá trị văn hóa tâm linh, cúng tất niên hay đầu năm là dịp để bà con lối xóm gắn kết lại với nhau, đặc biệt là sau một năm làm việc vất vả. Năm nay, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên dù không bày tiệc linh đình nhưng lễ cúng ít xóm nào bỏ. Đơn giản, ngắn gọn nhưng trang trọng, thành kính, người dân trong xóm dành cho nhau câu thăm hỏi sức khỏe, tình hình làm ăn trong năm vừa qua cùng lời chúc bình an trong năm mới. Đó chính là những giá trị hết sức tốt đẹp của người Việt mà ai cũng cảm nhận trong buổi cúng xóm.
Vì cuộc sống mưu sinh, chúng ta vắng dần những buổi gặp nhau, trò chuyện hằng ngày. Thông qua những buổi cúng xóm như vậy, tôi thấy tình làng nghĩa xóm được gắn kết nhiều hơn, đặc biệt với nhiều anh em đi làm xa, là dịp để mọi người hỏi thăm nhau về sức khỏe, công việc... Đây chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha để lại. |
Anh Nguyễn Thanh Điệp, phường Tân Xuân (TP. Đồng Xoài) |
Không chỉ gắn kết tình làng nghĩa xóm, những buổi cúng xóm còn là dịp để mỗi người kiểm điểm lại mình, những điều chưa hay, chưa tốt được nhìn nhận một cách thẳng thắn; còn những điều hay, điều tốt sẽ được biểu dương, nhân rộng để xây dựng làng xóm văn minh, hiện đại. “Trước là cúng, sau đó cũng là dịp để cùng họp mặt mọi người, cái tốt, đẹp thì được biểu dương, khen thưởng, còn những gì chưa tốt, hạn chế thì mọi người góp ý, xây dựng để cùng nhau tốt đẹp hơn” - ông Nguyễn Văn Lục, khu phố Xuân Lộc thẳng thắn.
Cúng xóm giữa một thành phố văn minh không phải là một hình thức mê tín dị đoan mà mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc, bởi những bận bịu mưu sinh trong nhịp sống hiện đại đang làm thưa dần những dịp gặp gỡ, trò chuyện. Gặp nhau trong lễ cúng xóm dịp cuối năm hay đầu năm, cùng rộn ràng soạn lễ, ngồi với nhau bên tách trà, miếng bánh thăm hỏi, động viên sẽ thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Đó chính là những giá trị tốt đẹp mà thế hệ sau đang kế thừa, tiếp nối người đi trước.
(责任编辑:La liga)
- ·'Từ chối' gần gũi là chồng đánh
- ·6 ngày liên tục Việt Nam không có ca mắc mới bệnh COVID
- ·Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc COVID
- ·Mùa hè yêu thương
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 08/2013
- ·Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, BN91 vẫn trong tình trạng nặng
- ·Khẩn trương tìm kiếm thi thể nam sinh bị nước cuốn mất tích
- ·Rèn kỹ năng học tập và kỹ năng sống cho học sinh
- ·Trao 10 triệu đồng cho gia đình Điều Tư
- ·Quản lý chặt các cơ sở thu mua phế liệu trong mùa nắng nóng
- ·Tình yêu vụng dại tuổi teen
- ·Mô hình nhỏ, sức lan toả lớn
- ·Mang hy vọng cho người lầm lỡ
- ·Sáng 23
- ·Yêu là bổ thể xác hay đủ tâm hồn?
- ·Thêm 1 trường hợp tái dương tính với virus SARS
- ·Những phần quà yêu thương
- ·Tiếp tục chung tay phòng, chống đại dịch
- ·Có phong bì thì…
- ·Lốc xoáy gây thiệt hại 4 căn nhà dân