【ket qia bong da】Đồng Nai: Nông dân mệt mỏi với phân bón dởm
Kho phân bón của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thuận Phong (Đồng Nai) tại Đắk Lắk bị niêm phong vì nghi là phân bón giả - Ảnh Hoàng Thiên Nga |
TheĐồngNaiNôngdânmệtmỏivớiphânbóndởket qia bong dao Chi cục Trồng trọt bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có hơn 520 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón và cứ mỗi lần ra quân kiểm tra đều phát hiện sai phạm.
Trong 10 tháng đầu năm 2016, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra 66 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, kết quả 50 mẫu phân bón được kiểm tra, đã phát hiện 9 mẫu phân bón giả, 5 mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố và 1 mẫu hết hạn sử dụng.
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Nai cũng kiểm tra 69 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ trong 10 tháng đầu năm 2016 và phát hiện 100% cơ sở vi phạm, trong đó 5 vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Đơn cử, ngày 21/9, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) phát hiện 5 cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và xử phạt hành chính hơn 62 triệu đồng. Trước đó, trong tháng 8/2016, Đoàn liên ngành 389 huyện Tân Phú kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh bảo vệ thực vật, phân bón. Kết quả phát hiện 4 mẫu kém chất lượng, 1 mẫu phân bón bị làm giả tại cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Định Thúy (ấp 5 xã Phú Điền, huyện Tân Phú) và lập biên bản thu giữ 22 bao phân đạm hạt vàng Con Cò Vàng 463A+ làm giả phân bón của Công ty TNHH Con Cò Vàng tại cơ sở Định Thúy.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các cơ quan chức năng phát hiện trên cả nước hiện có 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh, doanh phân bón giả, kém chất lượng, tiêu thụ tại địa bàn 48 tỉnh thành, trong đó có Đồng Nai. Cụ thể như Công ty TNHH Việt Thái (Đồng Nai) đăng ký trên giấy phép sản xuất và bao bì phân NPK hàm lượng dinh dưỡng 53%, nhưng kiểm định tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ đạt 7,2%. Đợt kiểm tra đồng loạt các cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh do Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh thực hiện mới đây, hầu hết các cơ sở sản xuất đều phát hiện sai phạm và “điểm đến” của các loại phân bón dởm này đều phân phối tại thị trường Đồng Nai. Ông T. - công nhân Công ty Cổ phần hóa chất và phân bón Ba Miền (B2/22 Mai Bá Hương, ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) tiết lộ, mặc dù công ty này bị phát hiện sản xuất phân bón không phép nhưng mỗi ngày có 1 đến 2 xe ôtô mua hàng của công ty cung cấp về Đồng Nai để bón cho cà phê, tiêu và cây ăn trái.
Chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai) thường xuyên là nạn nhân của các loại phân bón dởm (Ảnh minh họa) |
Ông Huỳnh Văn Lập (ngụ tại thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) cho biết, vụ rồi gia đình ông mua 15 tấn phân hữu cơ và vô cơ gồm 5 loại để bón cho hơn 1ha tiêu và 2ha cà phê. "Năng suất đâu chưa thấy nông dân chỉ thấy cầm chắc gần 1/3 diện tích hoa màu đã bị cháy thân và rụng hết lá" - ông Lập nói. Bà Trần Thị Lụa (ngụ ấp 5, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) bức xúc kể, lâu nay vườn tiêu gần 1ha rất chịu loại phân bón Con Cò Vàng 463A+ của Công ty TNHH Con Cò Vàng, vụ vừa rồi đụng phải 7 bao phân bón loại này bị làm giả nhưng còn may là chưa bón hết. Theo bà Lụa, phân bón trên thị trường Đồng Nai quá nhiều loại nên người nông dân khó biết được chất lượng đâu là phân bón thật đâu là phân bón giả, nhất là các loại phân tổng hợp, trong đó có cả những loại tên tuổi mà lâu nay người nông dân vẫn sử dụng.
Đồng Nai có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, điều này tạo nên một thị trường phân bón rất sôi động, trong đó có sự hành hoành của các loại phân bón dởm. Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - bảo vệ thực vật Đồng Nai Trần Lâm Sinh, công tác thanh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện chưa kiểm soát hết được do lực lượng chuyên ngành mỏng. Bình quân mỗi năm chỉ kiểm tra chuyên ngành được 1 đợt, mỗi địa phương chỉ chọn 3 - 5 cơ sở để kiểm tra về chất lượng, điều kiện sản xuất, kinh doanh, do vậy tình trạng vi phạm về chất lượng vẫn thường xuyên xảy ra. Ông Sinh khuyến cáo, cùng với việc các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, người nông dân nên mua phân bón tại các điểm bán có uy tín để họ chia sẻ phần thiệt hại khi không may sử dụng phải phân bón dởm.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sẽ triển khai gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp
- ·Quý IV/2017: SSI tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới trên HOSE
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/4
- ·Đấu giá EVNGENCO 3: Giá trúng bình quân 24.802 đồng
- ·Cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào phong trào năng suất xanh
- ·Kết quả bóng đá hôm nay ngày 11/4: Man City hòa kịch tính với Liverpool
- ·Phái sinh: Khả năng VN30 sẽ giằng co sau phiên tăng mạnh
- ·Xavi thừa nhận Barca đáng bị loại khỏi Europa League
- ·[Infographics] 11 tháng năm 2022, thu hút FDI đạt hơn 25,1 tỷ USD
- ·Giao dịch không báo cáo, một nhà đầu tư bị phạt
- ·Buôn bán hàng không đạt tiêu chuẩn giữa đại dịch Covid
- ·Phan Ngọc Minh & những ngọn nến phục sinh
- ·Cấp quyết định chủ trương đầu tư Nhà hát múa rối
- ·Phái sinh: Hợp đồng tương lai giằng co trong biên độ khá lớn
- ·Chống rác thải nhựa
- ·Kỷ lục thế giới mới: 20 người cùng hoà tấu trên một chiếc piano
- ·Cọ, màu, phấn trắng, bảng đen
- ·Doanh thu và lợi nhuận NTW tăng nhẹ
- ·Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm
- ·Cầu thủ MU tức giận hợp đồng mới của Paul Pogba