【truc tiepketquabongda】Bất thường 7 lô lợn sống nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Bắt giữ lô gỗ quý nhập lậu ước tính trị giá nhiều tỷ đồng tại cửa khẩu La Lay,ấtthườnglôlợnsốngnhậpkhẩuquacửakhẩuquốctếLaoBảtruc tiepketquabongda Quảng Trị | |
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lao Bảo diễn ra ổn định | |
163 con lợn nhập khẩu “bốc hơi” khi chưa qua kiểm dịch? |
Hoạt động nhập khẩu lợn qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị. Ảnh: Chi cục cung cấp |
Doanh nghiệp thừa nhận
Theo nguồn tin của Tạp chí Hải quan, tháng 1/2021, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hiệp Hoàng Phát (sau đây gọi tắt là Công ty Hoàng Hiệp Phát; địa chỉ tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) làm thủ tục NK 7 lô hàng, với tổng số lượng 5.103 con lợn sống để giết mổ (trọng lượng 90-130 kg/con, từ Thái Lan) về Việt Nam qua Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Cục Hải quan Quảng Trị).
Tại thời điểm làm thủ tục, các lô hàng đã được Trạm Kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y vùng III) cấp Giấy chứng nhận vận chuyển động vật NK về nơi cách ly kiểm dịch. Theo đề nghị của DN, Hải quan Lao Bảo đồng ý để DN đưa hàng về địa điểm cách ly kiểm dịch (có địa chỉ tại huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) để bảo quản chờ thông quan.
Tuy nhiên, qua nguồn tin đã thu thập, cơ quan Hải quan nhận thấy có dấu hiệu bất thường về số lợn sống trên nên đã đề nghị Chi cục Thú y Vùng I cung cấp thông tin hàng hóa NK đưa về bảo quản.
Theo Chi cục Thú y Vùng I, DN NK hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (được cấp phép đưa về cách ly chờ kiểm dịch động vật trước khi thông quan) nhưng không chấp hành đúng quy định đưa hàng về bảo quan và không hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.
Sau nhiều lần đề nghị, đầu tháng 3/2021, đại diện Công ty Hiệp Hoàng Phát mới đến trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo làm việc.
Đại diện DN lý giải, do đoạn đường vào khu vực cách ly bị hư hỏng nặng, để đưa được hàng hóa vào khu cách ly phải thuê phương tiện có trọng tải nhỏ. Mặt khác, do số lượng hàng hóa của mỗi lô hàng khá lớn, việc sang tải hàng hóa khiến lợn bị chết nên DN quyết định chỉ đưa 618 con vào khu cách ly để thực hiện lấy mẫu kiểm dịch. Còn lại, 4.485 con không thực hiện kiểm dịch, DN tự ý đưa đến chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh Hà Nam để bán cho các thương lái.
Đại diện DN cũng thừa nhận, tại thời điểm làm việc, toàn bộ lô hàng (5.103 con lợn) thuộc 7 tờ khai nói trên đã được bán hết cho các tổ chức, cá nhân, thương lái. Số lượng quá lớn nên phía DN không thống kê đươc đã bán cho ai và thời điểm bán. Đồng thời, cam kết cung cấp toàn bộ hồ sơ mua, bán 7 lô hàng nói trên khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
Căn cứ thông tin do Chi cục Thú y Vùng I cung cấp, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Hiệp Hoàng Phát do vi phạm về giám sát hải quan, tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định, vi phạm quy định về nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành (theo Nghị định 128/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan).
Truy tìm nguồn gốc gần 4.500 con lợn sống
Để làm rõ các tình tiết vụ việc, Hải quan Lao Bảo đã thành lập tổ công tác xác minh vụ việc để làm rõ hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tiếp tục làm việc với bà D. chủ trang trại chăn nuôi Chân Can tại thôn Nội, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội (khu cách ly theo khai báo của DN). Bà D. xác nhận, DN đã thuê trang trại để làm khu cách ly cho lợn sống NK. Tuy nhiên, việc đưa lợn vào trang trại do DN chủ động thực hiện và không tham gia. Công ty Hiệp Hoàng Phát đã không đưa đúng số lượng lợn về khu cách ly theo từng lô hàng.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, DN nhập hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (được cấp phép đưa về cách ly chờ kiểm dịch động vật trước khi thông quan) nhưng không chấp hành đúng quy định đưa hàng về bảo quan và không hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định. Công ty đã không đưa đầy đủ hàng hóa về địa điểm cách ly đã đăng ký với cơ quan Hải quan và cơ quan kiểm dịch động vật. Công ty không thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật theo quy định, tự ý tiêu thụ hàng hóa khi chưa có kết quả kiểm dịch, không được sự cho phép của cơ quan Hải quan (hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan).
Như vậy, Công ty Hiệp Hoàng Phát đã có hành vi NK gần 4.500 con lợn sống, trị giá hơn 32 tỷ đồng nhưng không thực hiện kiểm tra chuyên ngành, tự ý tiêu thụ khi chưa hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa, đã vi phạm về các quy định về xuất NK hàng hóa, vi phạm chính sách quản lý ngoại thương của Việt Nam; buôn bán trái phép (trái quy định về điều kiện NK đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang nằm trong địa bàn hoạt động hải quan và chịu sự giám sát hải quan).
Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã khởi tố Công ty Hiệp Hoàng Phát có dấu hiệu của tội Buôn lậu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự.
Mới đây, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý, giám sát; phối hợp với cơ quan Hải quan nhằm kịp thời chia sẻ, cung cấp thông tin, hồ sơ liên quan đến các hành vi vi phạm đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt địa điểm cách ly chờ kết quả kiểm dịch ở gần khu vực cửa khẩu nhập để giảm thiểu nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, tạo thuận lợi trong công tác giám sát đối với động vật sống nhập khẩu chờ kiểm dịch. Thống nhất cách thức cấp kết quả kiểm dịch của động vật sống nhập khẩu đối với tất cả các đơn vị trực thuộc, cụ thể: thông báo kết quả kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia cho tất cả các lô hàng để việc theo dõi hàng hóa nhập khẩu được đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, tránh việc tự ý tiêu thụ trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch. Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi các quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y để hạn chế hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa về địa điểm bảo quản, kiểm dịch; cung cấp sớm thông tin liên quan đến cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giám định chủng loại, gen, giống, độ tuổi… đối với động vật để phục vụ công tác xác minh, điều tra. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bị cha mẹ bỏ rơi, 8 năm liền là học sinh giỏi
- ·Bộ Tài chính điều động, bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Năm 2024: Hiệp hội ngành hàng đề xuất, kiến nghị gì để tăng tốc sản xuất, kinh doanh?
- ·Công an vào cuộc vụ cô gái bầu 7 tháng bị thương tích chằng chịt trên người
- ·Con trai sao phải vào bếp làm cơm giúp vợ!
- ·Hành trình âm nhạc lịch sử chính thức khép lại
- ·Hà Lan tăng mua cà phê từ thị trường Việt Nam
- ·Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn năm 2024
- ·Cố tình ngoại tình khi biết quá khứ vợ từng bán bia
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Không ngừng sáng tạo, đột phá, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép
- ·Lén lút giữ con làm của riêng
- ·Cơ quan áp dụng cơ chế tài chính đặc thù vẫn phải tiết kiệm chi
- ·Giá xuất khẩu cà phê bất ngờ quay đầu giảm
- ·Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hơn để nâng hạng chỉ số tín nhiệm quốc gia
- ·TQ thắng thầu đường ống nước Sông Đà 2 và nỗi lo của dân
- ·Nghị định số 79/2021/NĐ
- ·Tuyên dương 10 thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam
- ·Ngành Nông nghiệp: “3 tại chỗ”, gấp rút thi công nhiều công trình trọng điểm
- ·Mẹ già bán rau muống nuôi hai con bệnh tật
- ·Vụ 'phong bì đăng kiểm' trên hoá đơn gara ô tô: Mất 10 phút để vào đăng kiểm