【tỷ số hiệp 1 pháp】Người tiêu dùng lạc vào 'mê hồn trận' sữa (Bài 3)
Bài 3: Hại con vì "sính" sữa ngoại
Chính tâm lý hàng ngoại bao giờ cũng tốt hơn so với hàng nội đã khiến nhiều người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm sữa ngoại. Ít ai biết được,ườitiêudùnglạcvàomêhồntrậnsữaBàtỷ số hiệp 1 pháp các sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ như thế nào. Có không ít sản phẩm trong đó là hàng xách tay theo đường nhập lậu.
Sính sữa ngoại…
Vợ chồng chị Thu đều là công chức ở một cơ quan nhà nước có thu nhập khá, phần lớn thời gian rảnh vốn khá nhiều của Thu đều dành cho shoping và liên quan đến shoping. Thứ gì tốt nhất, ngon nhất, chị đều tìm mua bằng được cho hai cục cưng, trong đó bé út mới hơn 1 tuổi. “Tôi mới chuyển sang cho con uống sữa Pháp xách tay, 490.000đ/hộp mua trên Hàng Buồm. Bé có vẻ thích uống loại sữa mới này, cháu cũng lên cân rõ rệt”, chị Thu hào hứng khoe.
Cùng sở thích như chị Thu, chị Hoài làm công ty nước ngoài, thu nhập cao, chồng chị lại là quan chức cấp Vụ ở một Bộ. Thu nhập cao, cả hai anh chị cùng chiều con. Em bé nhà chị mới 2 tuổi mà đã chuyển đủ loại sữa, tất cả đều là hàng xách tay từ nước ngoài về, nào S26 của Úc, Aptamin của Anh, Morinaga của Nhật, nào bột ăn dặm, trái cây và váng sữa đóng hộp. Có loại nào mới về là cửa hàng lại gọi điện cho chị khách VIP ra mua, chọn trước.
Một trong lý do các bà mẹ chuộng sữa xách tay là hàng xịn mà giá lại rẻ hơn hàng nhập khẩu chính thức, do không mất thuế.
Tại các cửa hàng bán bánh, keo, đường, sữa, nơi nào cũng có bán sữa xách tay, nhưng phải hỏi thì chủ hàng mới đưa ra. Có nơi thì được bày bán công khai, thậm chí còn nhiều hơn sữa nhập chính ngạch hay sản xuất trong nước. Sữa xách tay phần lớn là sữa Ensure dạng bột hoặc được đóng lon của hãng Abbott được đưa về từ Mỹ hoặc Singapore. Ngoài ra còn có sữa XO của Nhật, Similac của Hàn Quốc, Wakodo của Hồng Kông.
Không chỉ các cửa hàng chuyên doanh và các tiệm tạp hóa, những sản phẩm trên còn được mua bán qua mạng Internet. Tìm kiếm trên Google với từ khóa “sữa ngoại xách tay”, công cụ này cho ra hơn 3,8 triệu kết quả với hàng loạt sản phẩm “xách tay” đủ nhãn hiệu, xuất xứ. Thậm chí, có hẳn một trang web tên suaxachtay... bày bán đủ các loại sữa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ như: XO, Similac, Wakodo… không thể kiểm chứng.
Sữa "Xách tay" bán công khai trên thị trường, không qua kiểm định |
…Hại đến con
Theo kinh nghiệm “truyền miệng” của một số bà mẹ có con nhỏ thì sữa xách tay tốt hơn sữa chính ngạch có bán trên thị trường. Có bà mẹ chỉ tìm mua những hộp sữa trên nhãn có toàn chữ nước ngoài, như vậy mới chứng tỏ có xuất xứ ngoại.