【ltd bd c1】Từ chập chững ban đầu, Việt Nam đã đủ vững vàng hội nhập quốc tế
Quá trình 25 năm gia nhập ASEAN đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam,ừchậpchữngbanđầuViệtNamđãđủvữngvànghộinhậpquốctếltd bd c1 từ một nước có nền kinh tếbao cấp và lạc hậu, vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động, tích cực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. |
Gia nhập ASEAN được cho là một quyết sách đúng đắn và kịp thời của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về quá trình 25 năm Việt Nam đồng hành, gắn bó với ASEAN?
Có thể nói, 25 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi và chuyển biến hết sức mạnh mẽ của cả ASEAN và Việt Nam. ASEAN, từ một tổ chức được lập ra trong nghi kỵ, đối đầu ở khu vực, đã trở thành một tổ chức khu vực thành công năng động và sáng tạo với tiềm năng kinh tế đứng thứ 5 thế giới và thu hút được sự quan tâm và hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Việt Nam, từ một nước có nền kinh tế bao cấp và lạc hậu, đã trở thành một nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động và đang tích cực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Từ những bước ban đầu còn chập chững, Việt Nam đã là một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, chung tay cùng các nước thành viên ASEAN khác ứng phó với các thách thức đang nổi lên, cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN; qua đó, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Nhìn lại 25 năm qua, ông có thể nói gì về những lợi ích quan trọng mà Cộng đồng ASEAN mang lại cho Việt Nam?
Gia nhập ASEAN mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích quan trọng, có thể được khái quát trong 3 nội dung chính sau:
Thứ nhất, tham gia ASEAN giúp chúng ta có điều kiện để phát triển nhanh, vững chắc: (i) có một môi trường hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển; (ii) mở rộng quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác lớn, quan trọng; (iii) mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước; (iv) hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam. Theo đó, để hội nhập ASEAN và thế giới, Việt Nam tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế theo hướng phù hợp hơn với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành trong các hoạt động quốc tế và đa phương.
Thứ ba, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như giúp chúng ta tự tin tham gia các sân chơi quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực không chỉ của ASEAN mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ chỗ chỉ tham gia, nay chúng ta đã đủ vững vàng, tự tin tham gia hội nhập quốc tế, đóng góp thực chất vào các công việc chung của thế giới.
Trong 25 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật gì cho nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN?
Thứ nhất, là một nước tầm trung trong khu vực, với dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, việc Việt Nam tham gia ASEAN đã giúp cho tổ chức này lớn mạnh về tiềm lực, phạm vi cũng như vững mạnh về tổ chức, giúp ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh, chấm dứt những nghi kỵ, chia rẽ, đối đầu, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Thứ hai, Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào xây dựng định hướng phát triển và các quyết sách lớn của ASEAN, trong đó có thể kể đến Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể kèm theo, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)…
Thứ ba, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào việc triển khai thực hiện các quyết định chung của ASEAN. Chúng ta tham gia triển khai đầy đủ và sâu rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội và kinh tế, cũng như chủ trì tổ chức các sự kiện có liên quan theo nghĩa vụ thành viên. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chương trình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998); tiếp đó, đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, tạo tiền đề quan trọng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Ngoài ra, chúng ta cũng đã đóng góp vào việc hình thành, củng cố và phát triển các thể chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt. Có thể kể đến quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) để kết nạp thêm Mỹ và Nga, lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), vận động để đại diện cho ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc và Canada...
Năm 2020 là năm bản lề trong đánh giá giữa kỳ công tác triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 - 2025. Vậy định hướng phát triển của ASEAN đến năm 2025 và những năm tiếp theo, vai trò và phương hướng tham gia ASEAN của Việt Nam trong thời gian tới là gì?
Sau hơn 5 thập kỷ phát triển, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực thành công. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường, ASEAN phải thành công trong xây dựng một cộng đồng gắn kết, tự cường và vững mạnh.
Để làm được điều này, ASEAN cần tăng mức liên kết nội khối, tăng chất kết dính thông qua các mẫu số lợi ích chung, cải tiến và củng cố nền tảng hợp tác và khuôn khổ thể chế hiện tại, Làm sao ASEAN đem lại điều kiện thuận lợi để các nước phát triển hơn nữa, gắn bó hơn nữa, thích ứng kịp thời và nhanh chóng trước những biến chuyển của tình hình, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cách mạng công nghiệp 4.0… Điều này cũng chính là những gì mà Việt Nam mong muốn gửi gắm trong chủ đề và những ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Một điều không kém phần quan trọng là ASEAN cần củng cố và phát huy vai trò trung tâm ở khu vực. Một ASEAN đoàn kết, thống nhất là nhân tố then chốt giúp Hiệp hội giữ vững vai trò trung tâm ở khu vực, có quan hệ cân bằng, cùng có lợi với các đối tác.
Định hướng phát triển của ASEAN trong thời gian tới rất phù hợp với chính sách của Việt Nam. ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vừa tận hưởng những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động đề xuất những sáng kiến, định hướng để chung tay xây dựng Cộng đồng. Một Cộng đồng ASEAN lớn mạnh và tự cường sẽ là chỗ dựa vững chắc của Việt Nam để cùng vượt qua những khó khăn, sóng gió ngày càng lớn trong thời gian tới.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thủ tướng: Chính phủ khuyến khích thu hút vốn ngoài Nhà nước đầu tư cho ngành điện
- ·Kiên định mục tiêu phát triển bền vững
- ·Người dưới 14 tuổi không sử dụng cổng kiểm soát xuất nhập cảnh tự động
- ·Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024
- ·Thông tin mới nhất về phiên xét xử ông Đinh La Thăng ngày mai
- ·Sốt xuất huyết bùng phát tại khu vực phía Nam
- ·TP. Hồ Chí Minh: Sớm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo đà cho tăng trưởng
- ·Bão Saola giật cấp 17 áp sát Biển Đông, di chuyển khó lường do thêm bão Haikui
- ·CPI tháng 1 tăng cao nhất trong 7 năm gần đây
- ·Nhiều trường khối y khoa tại TPHCM công bố điểm sàn xét tuyển
- ·Tân Hiệp Phát thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh
- ·Theo dõi sát diễn biến thị trường để có biện pháp điều hành và bình ổn giá phù hợp
- ·Đà Nẵng triển khai Đề án Thành phố thông minh
- ·Hiệu quả lớn từ sáng kiến cải tiến chất lượng bệnh viện
- ·Những đối tượng được tăng lương cơ sở bắt đầu từ 1/7/2018
- ·5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố vẫn chưa được khắc phục
- ·Bước tiến lớn trong việc ứng dụng AI vào việc sản xuất nội dung video
- ·Gạo dự trữ giúp dân vượt khó, nâng bước học sinh tới trường
- ·Yêu cầu xử phạt nếu tăng giá khẩu trang y tế phòng virus corona
- ·Chuyển đổi số doanh nghiệp – Nâng cao năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh